Cập nhật: 10/02/2008 10:33:45 Article Rating
Xem cỡ chữ

    

1.3. Ghi và mở Project.

 

a) Mở Project cũ:

 

- Vào File chọn Open Project (Ctrl + O) hộp thoại xuất hiện

 

- Chọn ổ đĩa, thư mục chứa Project từ khung Look in

 

- Chọn Project.

 

- Bấm Open

 

b) Tạo Project mới:

 

- Vào File chọn New/Project (Ctrl + N) hộp thoại New Project xuất hiện.

 

- Từ đây các lựa chọn giống như lựa chọn thứ 2 ở trên

 

c) Ghi Project:

 

- Thông thường khi mở một Project mới, bạn phải đặt tên cho Project. Nếu bạn thực hiện thêm một số thao tác thì bạn phải ghi lại.

 

- Vào menu File chọn Save (hoặc Ctrl + S)

 

d) Ghi Project với tên khác:

 

- Để thuận tiện, tận dụng các tài nguyên sẵn có trong 1 Project nào đó, khi thao tác với các Project bạn nên ghi Project với tên khác.

 

- Vào menu File chọn Save As (hoặc Ctrl + Shift + S)

 

- Chọn nơi chứa từ khung Save in

 

- Đặt tên mới vào khung File Name

 

- Bấm Save

 

2. Các kỹ thuật dựng hình cơ bản.

 

2.1. Cửa sổ giao diện chính của chương trình.

 

Cửa sổ giao diện của Adobe Premiere Pro 2.0 bao gồm các thành phần sau:

 

- Nơi chứa các vật liệu để xây dựng Project, bao gồm các Bin chứa các Folder hay File Video, âm thanh, ảnh, chữ,...

 

- TimeLine: là nơi chứa nội dung Project, được người dùng xây dựng nên. Nó chứa các Track Video và Audio, chuyển cảnh và các công cụ để phục vụ việc dàn dựng.

 

- Hai màn hình để xem Video. Màn hình bên trái (Source) được dùng để xem, cắt các File nguyên liệu trước khi đưa vào TimeLine. Màn hình bên phải (Program) được dùng để hiển thị nội dung của Project đã được dàn dựng trên TimeLine.

 

- Hộp chứa thư viện các hiệu ứng chuyển cảnh, hiệu ứng hình ảnh, âm thanh.

 

- Hộp chứa các công cụ hỗ trợ việc theo dõi và chỉnh sửa các hiệu ứng của Project.

 

- Hộp chứa các công cụ để trợ giúp công việc dàn dựng chương trình.

 

Ngoài ra trong màn hình chương trình còn có một số cửa sổ khác như Info, History,...

 

Muốn hiện hoặc ẩn các cửa sổ của chương trình, vào menu Window để lựa chọn.

 

 

Chú ý: Việc trình bày hoặc sắp xếp các cửa sổ hơi đặc biệt một chút so với các chương trình khác đó là:

 

+ Khi bạn điều chỉnh độ rộng của 1 cửa sổ thì ảnh hưởng tới các cửa sổ khác (cửa sổ này to ra thì sẽ có 1 cửa sổ khác nhỏ lại hoặc ngược lại).

 

+ Việc sắp xếp các cửa sổ cũng rất đặc biệt, khi bạn định di chuyển một cửa sổ nào đó sang vị trí khác bạn đưa chuột vào hộpĠ bấm giữ rê di chuyển sang vị trí khác sẽ thấy 1 màn hình ảo phân bố vị trí để bạn sắp xếp các cửa sổ vào vị trí mình muốn.

 

!!! Nếu bạn thấy khó, có thể vào menu Window, chọn Workspace/Editing, màn hình chương trình sẽ trở về đúng như ban đầu.

 

2.2. Thiết lập môi trường làm việc.

 

a) Lựa chọn ổ đĩa làm việc:

 

Thông thường làm việc với các file Video đòi hỏi phải có những ổ đĩa cứng có tốc độ cao, dung lượng lớn nên các máy có cài đặt card xử lý Video thường được gắn thêm các ổ cứng đặc biệt để đáp ứng nhu cầu này. Chính vì vậy khi chạy lần đầu tiên chúng ta phải lựa chọn ổ đĩa để Premiere Pro 2.0 làm việc trên đó. Để làm việc này chúng ta làm theo các bước sau:

 

- Vào Menu Edit/Preferences/Scratch Disk

 

- Màn hình Preferences xuất hiện.

 

 

Trong mỗi mục nếu bạn muốn thay đổi đường dẫn bấm hộp Browse/My Computer/ổ đĩa/thư mục/...

 

- Xuất hiện hộp thoại Browse For Folder như hình trên. Lựa chọn ổ đĩa, folder chứa các file Video được Capture sau này và chọn OK.

 

b) Thiết lập giao diện của cửa sổ Project:

 

Thông thường khi mở một Project mới thì trong cửa sổ này chỉ có giao diện đơn giản như sau:

 

 

* Màn hình nhỏ:

 

 

Khi bạn chọn một đối tượng nào đó trong cửa sổ Project thì nó sẽ được hiển thị trong màn hình này; và các thông số của nó sẽ hiện bên cạnh. Bạn có thể chạy thử bằng cách bấm nút Play hoặc rê con trượt dưới màn hình.

 

* Các BIN:

 

- Để thuận tiện trong quá trình dàn dựng chúng ta nên tạo ra một số BIN (thư mục) để quản lý các loại tư liệu. Chúng ta sẽ tạo bằng cách kích chuột phải vào phần  trống của cửa sổ, chọn New Bin hoặc bấm hộp Bin (như mũi tên chỉ trong hình bên) sau đó gõ tên thư mục định tạo và bấm phím Enter.

 

 

- Bạn nên tạo ra các Bin (thư mục) như Hinh, nhac, Tit chu,... và lưu ý rằng các thư mục này chỉ có tác dụng trong Project hiện thời mà thôi.

 

* Các Sequence:

 

- Một thao tác quan trọng nữa bạn cần tạo thêm các Sequence nhỏ để làm việc. Mỗi Sequence có thể coi là 1 Project nhỏ trong 1 Project bạn đang làm việc. Các Sequence có thể đưa vào 1 Bin để quản lý cho thuận tiện khi dàn dựng chương trình.

 

- Muốn tạo Sequence mới bạn kích chuột phải vào phần trống của cửa sổ của hộp Bin định chứa chứa Sequence chọn New Item/Sequence sau đó gõ tên Sequence mới cần tạo và OK hoặc có thể bấm hộp số 6Ġ (New Item) dưới cửa sổ Project chọn Sequence như hình 14, 15.

 

- Khi đã tạo được các Bin và các Sequence nếu muốn đổi tên hoặc xoá chúng kích chuột phải vào tên để chọn Rename hoặc Clear.

 

Bạn lưu ý nếu bạn xóa Bin mà trong đó chứa các đoạn Video gốc để biên tập thì đoạn video đó trên Timeline sẽ không còn nữa.

 

 

* Thay đổi hiển thị trong cửa sổ Project bằng cách chọn trong các hộp:Ġ kiểu danh sách hoặcĠ  kiểu hình ảnh và tên...

 

c) Thiết lập giao diện của TimeLine:

 

- Thông thường khi mở một Project mới giao diện của Timeline như hình 16.

 

* Như các cửa sổ khác của Windows trên cùng Timeline là thanh tiêu đề

 

* Dưới thanh tiêu đề là thanh chứa các Sequence. Sequence nào đang làm việc thì tên sẽ hiện rõ.

 

 

* Hộp đồng hồ thông báo tọa độ hiện thời của con trượt trên Timeline.

 

00:01:29:13

 

* Hộp Snap - Chế độ bắt hình ngầm định luôn luôn bật

 

* Hộp dùng để đánh dấu các điểm đặc biệt

 

* Thanh thước hiển thị thời gian. Dưới thanh thước là thanh công việc Work Area.

 

 

* Các đường Video và Audio

 

- Thông thường sẽ ngầm định sẽ hiển thị 3 đường Video và 4 đường Audio.

 

- Nếu muốn thiết lập ngầm định thì khi mở Project mới, chọn thẻ Custom Settings/Default Sequence chúng ta có thể khai báo.

 

Phía đầu các Track luôn có các thành phần lựa chọn chức năng

 

* Hộp biểu tượng mắt: bật, tắt hình (đối với video)

 

Biểu tượng Loa: bật, tắt tiếng (đối với Audio)

 

* Hộp khi bấm vào đây sẽ xuất hiện hình chiếc khóa, thể hiện Track hiện hành đã được khoá và không thể thao tác gì được trên Track này. Để mở khoá thì bạn bấm một lần nữa vào ô này.

 

* Hộp tam giác Collapse/ Expand Track: Nút tam giác dùng để mở đóng vùng thông tin phía dưới của mỗi Track. Khi tam giác chỉ ngang là vùng đó bị đóng, còn khi nó chỉ xuống dưới là vùng đó được mở.

 

Khi bấm vào hộp Tam giác này sẽ xuất hiện giao diện ở đầu các Track  như sau:

 

 

Khi bấm chuột vào hộp biểu tượng Set Display Style (đường Video) hoặc (đường Audio) sẽ có một số lựa chọn:

 

+ Đối với Video có 4 lựa chọn lần lượt từ trên xuống:

 

Hiển thị hình ảnh đầu và cuối đoạn Video.

 

 

Hiển thị hình ảnh đầu đoạn Video

 

Hiển thị từng hình đoạn Video

 

Hiển thị tên đoạn Video

 

 

+ Đối với Audio có 2 lựa chọn lần lượt từ trên xuống:

 

Hiển thị đồ thị hình sóng của đoạn Audio.

 

Hiển thị tên đoạn Audio.

 

* Hộp Show Keyframe hoặc:

 

Khi chọn Show Keyframe thì sẽ xuất hiện các đường dùng để điều chỉnh sáng tối, to nhỏ âm thanh.

 

* Hộp tên của đường:

 

Để đổi tên kích chuột phải vào hộp này chọn Rename

 

 

Để thêm track, chọn Add Track xuất hiện hộp thoại; trong hộp thoại bạn có thể thêm bao nhiêu đường Video hoặc Audio thì khai báo vào các mục tương ứng.

 

Để xóa track, chọn Delete Track xuất hiện hộp thoại; trong hộp thoại này bạn chỉ có thể lựa chọn để bớt được các đường Video hoặc Audio rỗng.

 

Để thay đổi độ rộng của các đường bạn đưa chuột vào vạch phân chia giữa các đường kéo lên (to ra) hoặc kéo xuống (Nhỏ lại)

 

- Lựa chọn độ phân giải của TimeLine bằng cách bấm vào nút có hình tam giác hoặc 2 Tam giác phía dưới bên trái TimeLine như trong hình 23.

 

 

Bạn có thể dùng 2 phím - và = để giảm hoặc tăng.

 

- Trong Timeline còn có các thanh cuốn ngang, dọc giống như các chương trình khác của Windows

 

* Hộp (Add/ Remove Keyframing): thêm, bớt các điểm

 

2.3. Nhập các dữ liệu cho Project.

 

a) Capture Video (Đưa hình vào máy tính)

 

- Trước khi Capture Video, kiểm tra các đầu Jack kết nối đường hình và đường tiếng với hộp Blue Box. Kiểm tra xem ổ đĩa Video còn đủ chỗ trống không.

 

 

- Bấm phím F5 hoặc mở menu File chọn lệnh Capture như hình 24.

 

- Xuất hiện hộp thoại Capture:

 

* Thông thường bạn khai báo trong thẻ Logging:

 

Trong khung Capture chọn:

 

Audio and Video: lấy cả hình và tiếng.

 

Trong khung Log Clips To: Bin trong cửa sổ Project sẽ chứa dữ liệu khi Capture

 

Trong khung Clips name: đặt tên cho đoạn Video.

 

...

 

Mục Timecode: khi kết nối với các nguồn sử dụng Timecode bạn có thể khai báo trong mục Timecode.

 

* Trong thẻ Setting:

 

- Để chọn cách kết nối khi Capture thì bấm hộp Edit của mục Capture Setting, sau  đó mục Configure xuất hiện hộp thoại như sau:

 

- Chọn thẻ Video Capture Settings:

 

 

+ Inputs: có 2 lựa chọn là DV 1394 (nếu lấy tín hiệu bằng đường DV) hoặc RT.X2 SD (nếu bạn lấy qua các đường khác bằng hộp RT.X2 SD. khi đó sẽ thay đổi trong khung Video Source có 3 lựa chọn (Component, S-Video, Composite) như hình sau:

 

+ Trong mục Input Aspect Ratio: Khai 4:3 (như kích thước khuôn hình TV).

 

+ Mục Capturre Format: bạn chọn chuẩn DV/DVCAM khi Capturre.

 

- Chọn và khai báo xong bấm OK.

 

- Để chọn lại nơi lưu trữ bạn bấm 2 mục Browse... (Video và Audio của Capture Location)

 

Sau khi chọn, khai báo lại bạn sẽ thấy tín hiệu trên màn hình Capture (Hình và tiếng) hiện lên giống như ở nguồn phát.

 

Bấm hộp RecordĠ để bắt đầu Capture.

 

Kết thúc Capture bấm hộp StopĠ hoặc phím ESC.

 

Muốn Capture tiếp lại bấm hộp  RecordĠ

 

b) Batch Capture: (chỉ sử dụng được khi capture qua cổng DV-1394 hoặc dùng điều khiển RS).

 

Để có thể thực hiện được Batch Capture bạn cần phải thành lập danh sách các băng chứa các đoạn Video cần lấy, thao tác như sau:

 

- Kích chuột phải vào cửa sổ Project chọn New Item/Offline File... hộp thoại xuất hiện.

 

- Trong khung File Name: đặt cho tên đoạn Video định lấy...

 

 

- Trong mục Timecode:

 

+ Media Start: khai thời gian bắt đầu lấy hình

 

+ Media End: khai thời gian kết thúc lấy hình

 

+ Media Duration: thời gian đoạn Video sẽ lấy

 

- Khai báo các thông số như trên xong bấm OK. Trong cửa sổ Project sẽ xuất hiện một mục mới, như trong hình sau là danh sách 2 đoạn Video định Capture bằng Batch Capture.

 

 

- Lần lượt thực hiện như trên với các đoạn Video khác. Bạn chú ý nếu lấy nhiều đoạn Video trong 1 băng thì phải khai báo tên băng (Tape Name) giống nhau.

 

Sau khi đã có danh sách ở trong cửa sổ Project để bước tiếp theo thao tác như sau:

 

- Đánh dấu toàn bộ danh sách các đoạn Video sẽ Batch Capture

 

- Vào File chọn Batch Capture hoặc bấm phím F6 hộp thoại Batch Capture xuất hiện.

 

 

- Bấm chọn mục Overlay Clip Settings/OK => Chương trình sẽ yêu cầu bạn đưa Băng có tên trong danh sách vào và nó tự động điều khiển viêc lấy dữ liệu. Khi lấy xong các đoạn trong băng này chương trình sẽ đẩy băng ra và yêu cầu đưa băng khác vào (nếu định lấy dữ liệu từ nhiều băng trong danh sách đã thành lập).

 

c) Nhập các File đã có sẵn trên ổ đĩa cứng (Import):

 

- Kích chuột phải vào hộp thư mục BIN cần nhập các File vào, chọn Import hoặc bấm đánh dấu thư mục rồi mở menu File chọn lệnh Import (Ctrl + I).

 

- Xuất hiện hộp thoại Import:

 

- Trong hộp thoại này bạn cần phải chọn ổ đĩa, thư mục chứa file cần đưa ra từ khung Look in.

 

- Lựa chọn các File cần đưa vào:

 

+ Nếu bạn muốn chọn các file liền nhau thì bấm đánh dấu file đầu rồi giữ phím Shift và bấm file cuối.

 

+ Nếu bạn muốn chọn các file không liền nhau bạn giữ phím Ctrl rồi lần lượt bấm chọn các file cần thiết.

 

+ Bấm hộp Open.

 

Lưu ý: Bạn có thể Import được tất cả các định dạng file vào cửa sổ Project nhưng Premiere chỉ làm việc được với một số định dạng mà thôi.

 

 

 

Hết phần 2

Tệp đính kèm