Cập nhật: 25/02/2011 00:28:52 Article Rating
Xem cỡ chữ

Theo các chuyên gia, tái cấu trúc nền kinh tế ở tầm vĩ mô, chúng ta phải cơ cấu lại ngành nghề, vùng lãnh thổ, nguồn nhân lực… 

Sáng 24/2, tại Hà Nội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản tổ chức Hội thảo  khoa học quốc tế “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và định hướng tới năm 2020”.

 

10 năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và thế giới, ngay cả khi kinh tế toàn cầu gặp khủng hoảng, trong khi xuất phát điểm của nền kinh tế chúng ta thấp.

 

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp. Thể hiện thông qua tình trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thấp, cấu trúc tăng trưởng bất hợp lý, năng lực cạnh tranh quốc gia kém và bất bình đẳng có xu hướng gia tăng. Tốc độ tăng năng suất lao đông của Việt Nam đạt trung bình 5,13%. Năng suất lao động tuyệt đối của Việt Nam vẫn ở mức thấp, mới chỉ đạt khoảng 5.676 USD/ người/năm trong khi đó nhiều nước đang phát triển trong khu vực đã gấp 3-4 lần. Đồng thời mức tiêu hao và sử dụng năng lượng rất cao, năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong giai đoạn 2001 đến nay hầu như không được cải thiện, thậm chí còn tụt hạng.

 

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay là vô cùng cần thiết. Theo các chuyên gia thì tái cấu trúc nền kinh tế ở tầm vĩ mô là chúng ta phải cơ cấu lại ngành nghề, vùng lãnh thổ, sản phẩm, nguồn nhân lực và các loại thị trường, đặc biệt là nâng cao thể chế quản lý nhà nước./.

 

 

Theo vovnews.vn

Tệp đính kèm