Cập nhật: 27/06/2014 16:43:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Theo giáo viên, thời gian làm việc của giáo viên tăng lên, kiêm nhiệm cho các em ăn nên không được nghỉ ngơi buổi trưa.

Các trưởng tiểu học ở các vùng khó khăn, ngoài thiếu thốn cơ sở vật chất; giáo viên phải vận động gia đình cho các em học sinh đi học… Bởi vậy, để triển khai tốt Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) của Bộ DGĐT, rất cần thiết có chính sách để hỗ trợ giáo viên, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Cường - học sinh trường Tiểu học Trần Thị Bích Dung, Đồng Tháp Mười. Buổi sáng, sau khi tan trường em đạp xe 2km để về nhà giúp bố mẹ nấu cơm và trông hai đứa em nhỏ và chơi bên bờ kênh. Sau đó, ăn cơm trưa xong em lại tất bật quay lại trường để học buổi chiều vì trường của em dạy học ngày hai buổi. Cường cho biết, gia đình mình nghèo thì phải cố gắng học. Mặc dù gia đình em còn nhiều khó khăn và phụ giúp việc nhà nhưng cha mẹ Cường vẫn ủng hộ việc em đi học ngày hai buổi. Đối với những vùng khó khăn như ở đây thì những em học sinh bằng tuổi Cường đã có thể đi làm thuê để tự nuôi mình được. Vì vậy, nhà trường thường gặp khó khăn khi vận động các gia đình cho các em học sinh học ngày hai buổi.

 

Cần có cơ chế chính sách đãi ngộ nhà quản lý, giáo viên khi dạy học cả ngày

Do thiếu thốn cơ sở vật chất nên trường Tiểu học Trần thị Bích Dung và trường mẫu giáo phải sử dụng chung. Bởi vậy, nhà trường không có đủ phòng học cho các em học cả ngày. Hơn nữa, trường lại không có tường rào bao quanh nên nếu để các em ở lại buổi trưa thì cũng không an toàn. Vì vậy, nhà trường mới chỉ áp dụng việc dạy học ngày hai buổi chứ chưa thực hiện việc dạy học cả tuần, bao gồm các hoạt động ăn, ngủ buổi trưa .

Thầy Nguyễn Mai Lộc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Thị Bích Dung cho biết: “Chất lượng học hai buổi/ngày có cao hơn học một buổi/ngày qua thực tế tổng kết năm học 2012-2013 so sánh đối chiếu. Học sinh trước khi học một buổi và học sinh học hai buổi thì tỷ lệ học sinh khá giỏi trở lên so với trước khi tham gia thì tăng khoảng 1,7% tổng số học sinh tham gia nhà trường”. Mặc dù chỉ mới áp dụng việc dạy học ngày hai buổi vào hai ngày trong tuần, nhưng theo nhà trường, chất lượng học tập của các em đã được tăng lên rõ rệt. Số lượng học sinh biết đọc, biết viết tăng lên cao do các em có thời gian để làm bài tập ngay tại lớp.Những khó khăn của các trường tiểu học ở Đồng Tháp không phải là cá biệt, mà các trường tiểu học ở tỉnh Bắc Kạn cũng gặp khó khăn khi triển khai dậy học cả ngày khi rơi vào tình trạng thiếu nhân lực.Cô Nông Thị Nga, hiệu trưởng trường Tiểu học Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn cho biết, trường hiện có trên 30 em học sinh thuộc diện hộ nghèo. Điều kiện kinh tế của gia đình các em hết sức khó khăn. Đi học xa, nhà lại thiếu đói nên đã ảnh hưởng không ít tới việc học hành của các em. Nhờ SEQAP do Bộ DGĐT triển khai mà các em đã có hứng thú đi học đều, chất lượng nâng lên. “Các em còn được thưởng những phần thưởng cuối năm như quần áo chẳng hạn. Điều này đã khích lệ các em siêng năng đến lớp học tập hơn và phụ huynh cũng hưởng ứng chương trình này” – cô Nga cho biết. Tuy nhiên, cũng theo cô Nga, thời gian làm việc của giáo viên nhà trường tăng lên khi phải thực hiện dạy học cả ngày, rồi kiêm nhiệm cho các em ăn trưa nên không được nghỉ ngơi buổi trưa. “Thời gian làm việc tăng lên trong khi đó vẫn chưa có một chế độ đãi ngộ với giáo viên dậy tăng giờ, làm kiêm nhiệm…” – cô Nga cho biết.Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Trí, chuyên gia của SEQAP cho biết, việc triển khai học cả ngày ở các trường vùng sâu vùng xa gặp khó khăn. Nhà nước nhìn thấy vấn đề này và đã có một chương trình thí điểm về vấn đề này mang tên Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học, hiện nay đang thí điểm ở 36 tỉnh với hơn 1.600 trường toàn là những trường ở các vùng khó khăn.Để làm được việc này, Chương trình đảm bảo chất lượng trường học đã tác động đến toàn bộ các yếu tố của một trường học. Thứ nhất, về cơ sở vật chất, Chương trình sẽ đầu tư xây dựng lớp học, xây dựng nhà vệ sinh và ở những trường học 10 buổi/tuần, còn được xây dựng nhà đa năng; thứ hai tác động vào đội ngũ giáo viên và học sinh. Giáo viên được tăng cường năng lực, giáo viên được quan tâm, nghiên cứu để có chế độ bồi dưỡng họ nếu họ dạy thêm giờ, học sinh được hỗ trợ để có bữa ăn trưa đối với các em gia đình nghèo, những em gia đình dân tộc thiểu số, còn những em gia đình khá giả thì có sự đóng góp và có một tác động nữa, nghiên cứu các chính sách sau này kiến nghị với nhà nước ban hành phù hợp với việc dạy học cả ngày.

Quan sát những trường tham gia Chương trình SEQAP, chúng tôi thấy cộng đồng địa phương rất hoan nghênh, nhiều nơi phụ huynh học sinh có đóng góp tích cực vào việc này, họ có thể đến tự nguyện nấu cơm cho các em. Hiện nay Chương trình thí điểm này đã có tác động tích cực và dựa trên kết quả của Chương trình này trong vào 2-3 năm nữa để có kiến nghị về lộ trình chuyển đổi từ một trường học bình thường nửa ngày sang cả ngày./.

 

Theo PV/VOV.VN

Tệp đính kèm