Khoảng 40% nam giới tuổi trung niên và trên 60% tuổi lão niên bị bệnh “trên bảo dưới không nghe”. Các nghiên cứu cho thấy, tần xuất bị rối loạn cương tăng dần theo tuổi. Từ 40 tuổi trở lên, tỷ lệ nam giới bị rối loạn cương khoảng 40% và tăng cao khoảng 60% khi nam giới dần bước sang giai đoạn lão niên. Những áp lực xã hội và tác động từ môi trường sống khiến tỷ lệ nam giới bị rối loạn cương ngày càng trẻ hóa.
Rối loạn cương không chỉ làm suy giảm khả năng tình dục của nam giới mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, tại Việt Nam rối loạn cương còn bị xem là bệnh thầm kín, khó nói, nhiều người “trên bảo dưới không nghe” nhưng không muốn đến bệnh viện điều trị.
Phân tích chuyên môn của các nhà khoa học tại hội nghị cho thấy, khoảng 10% số ca bị rối loạn cương nguyên nhân ban đầu do tâm lý. Các nghiên cứu tại Châu Âu khẳng định, nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn cương là do các bệnh lý về mạch máu (54%), kế đến là tiểu đường (21%), chấn thương cột sống (8%), rối loạn hoóc môn (6%)…
Từ 40 tuổi trở lên, tỷ lệ nam giới bị rối loạn cương khoảng 40%.
Nguyên nhân nào gây tình trạng Rối loạn cương dương?
Do tâm lý: Tức là, lúc không làm gì, lúc đi tiểu, lúc mới ngủ dậy… dương vật có thể cương cứng, nhưng lâm trận thực sự thì dương vật lại không thể cương. Khi gặp tình trạng dương vật không thể cương, ngay cả khi gần bạn tình, khi thức dậy buổi sáng…cần phải gặp ngay bác sĩ nam khoa.
Quan hệ tình dục không điều độ/thủ dâm nhiều hoặc không tập trung trong cuộc yêu. Mắc một số bệnh mãn tính: Suy thận, thận yếu, thận hư, phì đại tuyến tiền liệt, đau trực tràng… Bị các bệnh về chuyển hóa như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, huyết áp cao…Mắc bệnh các bệnh liên quan đến thần kinh như bị trầm cảm…Đang sử dụng một số loại thuốc như hạ huyết áp, lợi tiểu, an thần, chống trầm cảm…Sử dụng các chất kích thích như bia rượu, đồ uống có cồn, thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, giảm lưu thông máu. Điều này ảnh hưởng đến các dây thần kinh trên dương vật khiến dương vật hoạt động không bình thường.
Người béo phì, lười vận động, suy dinh dưỡng có thể làm suy giảm ham muốn tình dục và gây rối loạn cương dương.
Nguy cơ bị rối loạn cương dương trước thường gặp ở nam giới từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này đang dần trẻ hóa, có thể xảy ra ở nam giới mới trên 30 tuổi.
Ngoài nguyên nhân tâm lý, rối loạn cương có thể do: sử dụng một số loại thuốc (thuốc trị huyết áp, thuốc trị bệnh dạ dày, bệnh thần kinh, ma túy…), bệnh đái tháo đường, bệnh thần kinh, mạch máu, phẫu thuật vùng chậu, chấn thương cột sống, bất thường nội tiết (suy giảm testosterone, tăng Prolactin…)
Những hệ lụy
Rối loạn cương dương không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh lý, tâm lý của nam giới và hạnh phúc gia đình. Thậm chí rối loạn cương dương diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Cụ thể như sau: Giảm khoái cảm khi yêu, tinh dịch sản xuất ra ít, khó xuất tinh vào bên trong cổ tử cung nữ, gây khó thụ tinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản, duy trì nòi giống.
Chuyện chăn gối gặp khó khăn, bất lực khiến tâm lý của nam giới bị ảnh hưởng, không tự tin khi gần gũi bạn tình, lo âu, căng thẳng hoặc cô lập, buông thả hoặc hung bạo.
Đời sống tình dục không được thăng hoa ảnh hưởng đến cả khoái cảm của nam và nữ. Nếu kéo dài có thể gây đổ vỡ trong quan hệ vợ chồng. Nam giới có thể tìm đến bia rượu, thuốc lá, chất kích thích khi xảy ra rối loạn cương dương. Lúc này lại càng nguy hại hơn, khả năng sinh dục càng xấu hơn và có thể gây ra nhiều nguy cơ bệnh tật khác.
Lời khuyên bác sĩ
Nếu có những dấu hiệu bất thường khi quan hệ tình dục như đã mô tả ở trên, người bệnh nên đến thăm khám và mô tả cụ thể triệu chứng, cũng như thói quen sinh hoạt, tâm lý, bệnh lý kèm theo (nếu có)…cho bác sĩ để có thể tìm hiểu nguyên nhân chính xác. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn người bệnh cần thực hiện một số chỉ định như:
- Xét nghiệm máu: xét nghiệm nội tiết tố (Testosterone, Prolactin, FSH, LH, Estradiol). Máu cần được lấy buổi sáng (9 – 10h sáng) để có kết quả chính xác. Ngoài ra, cần xét nghiệm thêm đường máu, chức năng gan thận, công thức máu.
- Xét nghiệm nước tiểu
- Siêu âm doppler: đánh giá lưu lượng máu ở dương vật, phát hiện những bất thường ở cơ quan sinh dục.
- Khám phản xạ hành hang, test tiêm thuốc vào thể hang…
Rối loạn cương cần phải điều trị đúng nguyên nhân, chẳng hạn như điều chỉnh testosterone nếu có suy sinh dục, điều chỉnh các rối loạn nội tiết, phẫu thuật dị tật dương vật, phẫu thuật mạch máu…
Theo Thái Bình/suckhoedoisong.vn