Cập nhật: 13/03/2024 20:45:00
Xem cỡ chữ

Với người dân Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, mùa Xuân là mùa của các lễ hội. Các lễ hội được diễn ra quanh năm, mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của địa phương. Thông qua việc tổ chức và tham gia các lễ hội, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm vì một cộng đồng cư dân được củng cố. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, ngày nay nét đẹp truyền thống trong các lễ hội vẫn luôn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy, trở thành những báu vật trong nhịp sống hiện đại.

Sẽ không quá khi nói rằng Việt Nam là đất nước của các lễ hội truyền thống. Các lễ hội chính là sự kết tinh của chiều dài lịch sử đất nước. Trải qua ngàn năm văn hiến, các lễ hội là niềm tin, ước mơ của ông cha ta về một cuộc sống bình an và no đủ.

Hng năm, cứ vào mùa Xuân - mùa của các lễ hội truyền thống, người dân ở các làng quê lại nô nức, sắm sửa chuẩn bị tổ chức lễ hội. Các lễ hội gắn kết con người lại gần với nhau hơn trở thành một nét đặc trưng, một biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Là địa phương có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, theo thống kê, trên địa bàn Vĩnh Phúc có gần 400 lễ hội truyền thống, tập trung chủ yếu vào mùa Xuân, mang tính đặc thù của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Mỗi lễ hội đều có nét tiêu biểu riêng và chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc; phản ánh sự đa dạng văn hoá của cộng đồng cư dân Vĩnh Phúc.

Trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bên cạnh việc phản ánh nét đẹp của người dân luôn hướng về cội nguồn thì còn là biểu tượng của nền văn hóa dân gian với truyền thống lâu đời của đất và người Vĩnh Phúc. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây”. Các lễ hội của Vĩnh Phúc thường diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao của tổ tiên, các bậc tiền nhân, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước mình.

Cứ đến ngày 6 đến ngày 8 tháng Giêng hng năm, tại làng Thượng Yên xã Đồng Thịnh huyện Sông Lô người dân lại nô nức phấn khởi tổ chức Lễ hội Rước cây Bông. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa thường niên của Nhân dân Làng Thượng Yên để tưởng nhớ công ơn của Tản Viên Sơn Thánh - người được nhân dân tôn sùng là vị tổ của nghề nông và đã đem lại cho nhân dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội được tổ chức ngoài ý nguyện cầu cho mưa thuận, gió hòa, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu… thì đây còn là dịp để con cháu tưởng nhớ đến công ơn của Đức Thánh Tản.Theo quan niệm của người dân ở vùng này cho rằng, nếu ai cướp được Bông hoặc chạm được tay vào linh vật thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn, cuộc sống no đủ. Hai năm trở lại đây, Lễ hội Rước cây Bông đã có sự đổi mới, không còn phần tranh, cướp lộc. Sau khi làm lễ ở sân đền, các cây bông được đưa vào trong đền để tế lễ, sau đó sẽ được mang hóa vào ngày rằm tháng Giêng để ban lộc, phát tài cho toàn thể Nhân dân trong vùng.

Đến với lễ hội Rước cây Bông, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí náo nhiệt của lễ rước mà còn được tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ, trò chơi dân gian như đập niêu, bịt mắt bắt vịt, kéo co… diễn ra cùng ngày tại khuôn viên đền Thượng. Lễ hội Rước cây Bông đã để lại ấn tượng sâu sắc không chỉ riêng với người dân địa phương mà còn với cả du khách thập phương. Đây cũng là điểm nhấn văn hóa trong hành trình du xuân đầu năm, thu hút du khách về với Đồng Thịnh nói riêng và vùng đất cổ Sông Lô nói chung.

Một trong những lễ hội độc đáo và thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia đó là Lễ hội Đúc Bụt hay còn gọi lễ hội cướp chiếu tại cụm di tích Đình Cả thôn Phù Liễu xã Đồng Tĩnh huyện Tam Dương diễn ra vào ngày 8- 9 tháng Giêng hng năm. Tại lễ hội, các tích trò sĩ, nông, công, cổ mà Ngọc Kinh công chúa đã truyền dạy cho Nhân dân được diễn lại một cách công phu, bài bản, rất gần gũi với đời sống người dân. Sau khi làm lễ trình Thánh diễn trò Đúc Bụt, Chủ tế và 16 quan viên tiến hành tút chiếu khỏi 3 ông Bụt, tung ra ngoài để tản chiếu phát lộc. Lễ hội được người dân chuẩn bị rất công phu. Trước kia lễ hội Đúc Bụt làng Phù Liễu diễn ra trong ngày thì mấy năm trở lại đây, Ban tổ chức lễ hội đã đổi mới theo hướng văn minh, lành mạnh. Đó là chuyển từ cướp chiếu sang tản chiếu phát lộc, ba chiếu được giữ lại trong hậu cung, chỉ được úp lên đầu ông Bụt khi làm lễ trong đền, sau đó gỡ ra từng sợi, đưa vào phong bao lì xì được thiết kế đẹp mắt, trang trọng với lời chúc: Phúc- Lộc - Thọ và được phát lộc cho những người đi hội. Lễ hội được chính quyền và người dân duy trì rất đều đặn đem lại đời sống văn hóa, tinh thần rất bổ ích, đồng thời khơi dậy và phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống của Nhân dân.

Có thể nói, lễ hội hay hội làng là ký ức văn hóa và là di sản văn hóa của một làng, một xã. Cứ vào đầu tháng Giêng hng năm, chúng ta lại bước vào không khí lễ hội kéo dài. Theo thời gian, các lễ hội đã có sự thay đổi qua các thời kỳ. Có những sự thay đổi là tất yếu, nhưng cũng có những sự thay đổi đáng lo ngại. Trước đây, đa phần các lễ hội đều diễn ra dài ngày nhưng bây giờ đã rút ngắn lại chỉ còn 1 đến 2 ngày và giữ lại những nghi lễ cơ bản.

Xác định công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh đã nỗ lực phối hợp với các cơ quan nghiên cứu Trung ương, các cấp chính quyền và Nhân dân địa phương tiến hành nghiên cứu, bảo tồn khôi phục, phát huy một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh, đảm bảo tổ chức trang trọng, theo đúng phong cách truyền thống xong vẫn phù hợp với đời sống văn hoá của xã hội hiện nay.Tiêu biểu như các lễ hội: Tây Thiên ở xã Đại Đình, Tam Đảo, Chọi trâu xã Hải Lựu, huyện Sông Lô; Đền Ngự Dội xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường; Cướp phết xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch… Các lễ hội truyền thống được phục dựng, tổ chức trang trọng, văn minh, tiết kiệm đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh của người dân, còn góp phần giáo dục ý thức Nhân dân trong việc bảo vệ và tôn tạo các di tích - nơi diễn ra lễ hội; đồng thời, thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương tổ chức lễ hội.

Mai Hương