Cập nhật: 18/09/2024 20:26:00
Xem cỡ chữ

Với nhiều giải pháp đồng bộ về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, mẫu mã, đưa sản phẩm lên các kênh thông tin, sàn thương mại điện tử đã và đang đạt nhiều hiệu quả trong hoạt động kinh doanh sản xuất mặt hàng nông sản. Tại các địa phương, nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Ngay từ khi các nền tảng ứng dụng số, thương mại điện tử phổ biến tạo kênh thông tin tiện ích cho người tiêu dùng cũng như đơn vị cung cấp sản phẩm, hàng hóa đã có nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong tỉnh đã chủ động tiếp cận đưa ra phương thức, hình thức quảng bá đến người mua hàng. Dựa vào ứng dụng số như zalo, facebook, PostMart.com.vn song hành cùng kinh doanh truyền thống để mở rộng thị trường, đưa nhiều mẫu mã, chất lượng, nông sản tốt phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Công ty Cổ phần chế biến nông sản Minh Phúc An, huyện Tam Đảo ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số, mang các sản phẩm nông sản đặc sản của tỉnh Vĩnh Phúc đến với khách du lịch trong cả nước.

Cùng với các sản phẩm của Công ty Cổ phần chế biến nông sản Minh Phúc An, hiện nay, các sản phẩm trà hoa vàng của Công ty TNHH Trà Hoa Vàng Tam Đảo, huyện Tam Đảo được cung cấp đến khách hàng phần lớn thông qua các ứng dụng thương mại điện tử.

Năm 2023, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Bưu điện tỉnh hướng dẫn nông dân đăng ký mở 885 tài khoản trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và đưa 207 sản phẩm đủ điều kiện, tiêu chuẩn đưa lên sàn thương mại điện tử.Các đơn vị đã đào tạo, hướng dẫn, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sản xuất, chế biến, quảng bá và tiêu thụ nông sản nhằm nâng cao doanh số tiêu thụ, tăng độ tin cậy cũng như quảng bá các sản phẩm nông sản rộng rãi trên thị trường.

Xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, động lực tạo đột phá cho sự phát triển bền vững, toàn diện mỗi hộ kinh doanh, đơn vị, doanh nghiệp tăng cường ứng dụng số, kết nối thông tin trong sản xuất gắn kết phát triển thương mại điện tử với Chương trình mục tiêu quốc gia mỗi xã một sản phẩm.

Thay đổi cách thức quản lý, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh sẽ từng bước đáp ứng mục tiêu đến năm 2030, toàn tỉnh có 100% các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP được đưa lên các sàn thương mại điện tử đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Tiến Trang