Cập nhật: 08/02/2024 09:05:00
Xem cỡ chữ

Đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, mùa Xuân luôn gắn liền với mọi lễ hội ở khắp mọi miền quê. Trong những năm gần đây, với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích phục dựng những giá trị văn hóa truyền thống, do nhu cầu của xã hội, trên cơ sở đời sống kinh tế, đời sống văn hóa ở cơ sở được nâng cao, các lễ hội truyền thống được phục hồi, góp phần phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Lễ hội là một hiện tượng văn hóa được hình thành và phát triển trong những điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa và kinh tế nhất định, gắn với những đặc điểm văn hóa cộng đồng. Bên cạnh việc bảo lưu, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội đã và đang tạo nên những thói quen mới, lối sống mới, cách hành xử mới trước các sự kiện, dấu ấn lịch sử đương đại. Các loại hình lễ hội có yêu cầu về không gian, thời gian, lễ thức riêng. Lễ hội là di sản văn hóa quý của quốc gia, dân tộc.

Công cuộc đổi mới của đất nước ta với những thành tựu lớn đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Từ đó, nhu cầu sinh hoạt văn hóa của Nhân dân ngày càng tăng, trong đó lễ hội là một loại hình có sức hấp dẫn lớn. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp mang tính cộng đồng cao, có giá trị hướng về nguồn cội, giá trị cân bằng đời sống tâm linh, giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, là nhu cầu quan trọng tác động đến đời sống xã hội.

Trong những năm gần đây, với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích phục dựng những giá trị văn hóa truyền thống, do nhu cầu của xã hội, trên cơ sở đời sống kinh tế, đời sống văn hóa ở cơ sở được nâng cao, các lễ hội truyền thống được phục hồi, góp phần phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Mai Hương