Môi trường học đường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai của bản thân. Trường học cũng là “ngôi nhà thứ hai” của các em, cùng với sự phát triển của xã hội, ngôi nhà thứ hai này cũng phần nào tác động đến tâm lý, tình cảm của các em học sinh.
Nếu như các em không nhận được sự sẻ chia tích cực từ phía gia đình, nhà trường và xã hội thì nguy cơ bị trầm cảm, strees rất cao. Do đó, việc tham vấn tâm lý học đường giúp các em hiểu rõ giá trị của bản thân đóng vai trò rất quan trọng để định hướng tương lai sau này.
Hiện nay, cuộc sống ngày càng phát triển, học sinh có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị hiện đại để phục vụ vào học tập. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát tốt hay chia sẻ kịp thời những tâm tư tình cảm với gia đình, bàn bè và lớp học, các em rất dễ bị rơi vào street.
Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng ảnh hướng rất lớn đến tâm sinh lý của các em học sinh, nhất là khi các em đang trong độ tuổi dậy thì. Do vậy cha mẹ, thầy cô cần phải là chỗ dựa, là người bạn, người đồng hành vững chắc cho các em để kịp thời nắm bắt tâm tư tình cảm, chia sẻ những vấn đề mà các em gặp phải trong suốt quá trình học tập và sinh hoạt cuộc sống, giúp các em giải tỏa được street, hạn chế được những rủi do đáng tiếc ở lứa tuổi học sinh.
Để làm được điều này, ngoài gia đình, nhà trường cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi học sinh gắn kết với lớp học, bạn bè, thầy cô chiếm phần lớn thời gian của các em. Chính vì vậy mô hình “Tâm lý học đường” hiện nay được xác định là một nội dung quan trọng song song với công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục mà ngành giáo dục đang hướng tới hiện nay.
Để học sinh cởi mở, thân thiện và tự tin hơn trong các mối quan hệ giao tiếp giữa bạn bè, thầy cô, đặc biệt đối với học sinh đang ở giai đoạn dậy thì đang có những thay đổi căn bản về tâm sinh lý thì giáo viên chủ nhiệm giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Các thầy, cô chủ nhiệm sẽ là người đồng hành, gắn kết với các em nhiều hơn, nắm bắt về tâm sinh lý, biết được yếu tố gia đình của các em, là người gần gũi nhất với các em học sinh. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm sẽ dễ dàng chia sẻ với các em học sinh.
Tư vấn, giáo dục tâm lý học đường hiện nay đang là việc làm cần thiết, ngày càng được xã hội và ngành giáo dục quan tâm, coi trọng và được đưa vào lồng ghép với 1 số bộ môn. Bên cạnh đó, vào những tiết sinh hoạt lớp hay ngoài giờ lên lớp, ngành Giáo dục tỉnh luôn khuyến khích các trường đón tiếp học sinh ngay tại phòng tâm lý học đường. Để kịp thời giải đáp những băn khoăn, thắc mắc, chia sẻ những tâm tư, tình cảm của các em học sinh.
Bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, tâm lý học đường chính là chìa khóa giúp các em thoải mái, tự tin mỗi khi đến lớp. Với việc trang bị những kiến thức cơ bản, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp và giải quyết những vấn đề tâm lý học đường đã giúp cho nhiều học sinh vượt qua những mặc cảm, street, những áp lực của bản thân. Để các em hiểu rõ giá trị của bản thân mình, được học tập, nghiên cứu và duy trì các mối quan hệ thầy cô, bạn bè. Có kỹ năng, có học thức, có trách nhiệm để trở thành người có ích cho xã hội./.
Hà Lý