Hội làng Dị Nậu được tổ chức từ ngày 04/01 đến 06/01 Âm lịch tại xã Dị Nậu có tên tục là Kẻ Núc, thuộc huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ, nay là xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Hội tổ chức nhằm suy tôn Tản Viên, Cao Sơn, Quí Minh.
An Giang, mảnh đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng và lễ hội mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hoá, môn thể thao độc đáo và đặc sắc của đồng bào dân tộc Khơ-me vùng Bảy Núi An Giang.
Lễ hội Đền Từ Hả thuộc xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn nơi thờ thượng tướng quân Thân Cảnh Phúc. Khu di tích Đền Từ Hả thuộc xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Nơi thờ thượng tướng quân Thân Cảnh Phúc ( tức Vũ Thành) thời Lý. Người có công trong cuộc chống quân Tống xâm lược thế kỷ thứ XI (1075-1077)
Lễ hội đua bò Bảy Núi là một hoạt động cực kì hấp dẫn trong các tour du lịch miền tây ở An Giang.
Cứ mỗi độ xuân về, trong phong tục tập quán, đặc biệt là ngày hội lồng tồng của người Tày, Nùng Xứ Lạng, người ta không thể không nhắc và nhớ đến một loại hình văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, riêng có đó là múa Ky Lằn.
Lễ hội Cầu Ngư (hay còn gọi là Lễ hội Cá Ông) là nét đẹp văn hoá của ngư dân các làng chài ven biển Nam Trung bộ. Lễ hội tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống thờ cúng Cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn hóa dân gian.
Núi Sam nằm cách thị xã Châu Đốc (tỉnh An Giang) 5 km, là nơi có quần thể di tích lịch sử văn hoá với chùa cổ Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hang, lăng Thoại Ngọc Hầu...
Lễ hội đền Năng Yên diễn ra vào ngày 7 tháng giêng hàng năm, tại xã Năng Yên, huyện Thanh Ba. Lễ hội tổ chức nhằm tưởng nhớ công đức của Tam Vị Đại Vương và cầu xin Tam Công ban cho mưa thuận gió hòa, cho muôn nhà được hạnh phúc.