Trong lịch sử thế giới, nhiều sự kiện đặc biệt quan trọng về chính trị, xã hội, kinh tế, không gian,… đã diễn ra trong năm Dần như vào những năm 1974, 1986, 1998, 2010 và để lại dấu ấn đáng nhớ.
Đặc điểm nổi bật của tuổi Dần là lòng dũng cảm, tính cạnh tranh và sự khó lường. Cực kỳ ghét phải tuân thủ mệnh lệnh và không hài lòng với quyền lực của người khác, họ chọn làm lãnh đạo hoặc kẻ nổi loạn.
Ngũ hổ là một bức tranh dân gian nổi tiếng thuộc dòng tranh Hàng Trống thường được trưng trong những gian thờ, đình, chùa, miếu mạo. Ngày nay, tranh ngũ hổ đã được các nghệ sĩ trẻ sáng tạo theo cách mới mẻ, thú vị, mang hơi thở hiện đại và gần gũi hơn với đời sống.
Yên Bái - Hình ảnh con Hổ trong tranh thờ của người Dao đã có từ lâu đời và được bảo tồn, lưu truyền đến tận ngày nay.
Tại cố đô Huế, có một đấu trường Hổ Quyền dành cho những cuộc đấu sinh tử giữa voi và hổ, độc nhất vô nhị trên thế giới hiện còn tồn tại nguyên vẹn với tuổi đời gần 200 năm.
Với nét đặc trưng của miền Quan họ, linh vật Hổ ở Bắc Ninh năm nay được khoác lên mình bộ áo tứ thân, nón quai thao, tình tứ chào mừng năm mới khiến người xem cảm thấy thích thú.
Thời gian cận kề Tết Nguyên đán hằng năm thường là dịp để các nghệ nhân, nghệ sĩ trên mọi miền đất nước giới thiệu đến công chúng những tác phẩm nghệ thuật tranh, tượng về con giáp của năm mới. Cũng không ngoài thông lệ đó, Tết Nhâm Dần năm nay dường như đã sớm sôi động từ cả tháng trước với nhiều ý tưởng sáng tạo về chủ đề hổ được khởi động.
Biểu tượng linh vật năm Nhâm Dần 2022 đặt tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn, Bình Định) là hình ảnh gia đình hổ sum vầy đón Tết.
Điểm nhấn ở khu vực đài phun nước trước mặt Uy ban Tỉnh TT- Huế là gia đình hổ được làm với chất liệu xốp. Biểu tượng hổ gần gũi với người dân. Khuôn mặt, dáng vóc rất giống hổ trong đời thực.
Có lúc tạo hình hổ trong mỹ thuật Việt thể hiện sự khỏe khoắn, uy dũng hoặc đáng sợ, nhưng có những giai đoạn con hổ được tạo hình hiền lành, gần gũi tựa một con thú nuôi trong nhà, gây ngạc nhiên cho người xem.