Miếu Trúc Lâm

Miếu Trúc Lâm được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XVIII), đến thời Nguyễn trùng tu lớn và về sau có nhiều lần tu sửa lớn nhỏ khác. Theo lời kể của các cụ cao niên của địa phương thì trước đây ở làng có 2 ngôi miếu, miếu Trúc là thờ Lân Hổ Đô Thống đại vương chỉ có một toà nằm dọc (nay là phần hậu cung) và miếu thờ đức thánh Mẫu cách miếu Trúc Lâm khoảng 300m . Về sau đưa ngai thờ của thánh Mẫu về miếu Trúc Lâm và cũng di chuyển luôn ngôi miếu này về làm tiền tế như hiện nay. Điều này phù hợp với bình đồ kiến trúc và đặc điểm kiến trúc của miếu Trúc Lâm hiện nay bởi hầu hết kiến trúc miếu thời Hậu Lê đều không tách biệt giữa các đơn nguyên “tiền tế” và “hậu cung” mà chỉ có một toà nhà dọc khá đơn giản có khám thờ (gác lửng) bít bức bàn, “đảm nhiệm” luôn chức năng của thượng cung.

09/05/2016
391 lượt xem

Đình Hòa Loan

Lũng Hoà xưa thuộc đất Phong Châu và thuộc văn hoá Phùng Nguyên thời đại Hùng Vương dựng nước. Cách đây trên 300 năm theo văn bia tại đình, Hoà Loan thuộc xã Hoà Lạc, tổng Đồng Phú, huyện Bạch Hạc, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây. Tại trung tâm làng Lũng Hoà một công trình kiến trúc được xây dựng - Đó là đình Hoà Loan. Đình thờ thần hoàng làng Lê Thị Ngọc Chinh. Bà sinh ra và lớn lên tại đây.

06/05/2016
593 lượt xem

Đình Phương Viên

Đình Phương Viên vốn được xây dựng từ lâu đời, đến ngày nay đình mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX). 

04/05/2016
341 lượt xem

Đình Hội Thịnh.

Hiện nay ở nước ta mà chủ yếu là ở miền Bắc vẫn còn lưu giữ nhiều ngôi đình cổ có giá trị. Trong đó có đình Hội Thịnh tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là công trình có giá trị về nghệ thuật và lịch sử. Tháng 02/2011 đình Hội Thịnh được UBND tỉnh Vĩnh Phúc công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Tên đình được gọi theo tên làng Hội Thịnh xưa - một làng lớn của tổng Hội Hạ, tiền thân của xã Hợp Thịnh ngày nay. Từ trung tâm thành phố Vĩnh Yên (tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Phúc) theo Quốc lộ 2A (Hà Nội - Hà Giang) hướng lên Việt Trì, đi khoảng 7 km, đến điểm ngã tư Hợp Thịnh, rẽ phải đi thêm khoảng 1km là tới đình Hội Thịnh – đình nằm phía trước bên phải trụ sở Uỷ ban nhân dân xã Hợp Thịnh. 

02/05/2016
243 lượt xem

Chùa Tích Sơn

Chùa Tích Sơn (tên chữ là Ngũ phúc tự) được xây dựng trên một địa thế đẹp, thuộc địa bàn phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 

29/04/2016
261 lượt xem

Đền Đuông

Cách thành phố Vĩnh Yên 20km, nằm trên đường du lịch theo tuyến quốc lộ 2 về thăm đất tổ Hùng Vương, Đền Đuông được xây dựng trên một gò đất cao thuộc xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường. Với không gian yên tĩnh và thoáng đãng, đền Đuông thích hợp là điểm du lịch tâm linh vào những ngày cuối tuần, ngày lễ…

27/04/2016
568 lượt xem

Đình Sơn Bao

Đình Sơn Bao (đình Bầu) tọa lạc tại làng Bầu - Liên Bảo - Vĩnh Yên. Đình thờ ba vị thành hoàng là: Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương. Tương truyền là ba vị thần sinh ở vùng núi Tản Viên, có công giúp vua Hùng Duệ Vương đánh giặc, bảo vệ đất nước nên khi hóa được phong là “Tản viên sơn tam vị đại vương”.

25/04/2016
261 lượt xem

Miếu Đậu

Phường Tích Sơn xưa có năm làng: Tiếc, Đậu, Sậu, Khâu, Hạ (các làng này hiện nay thuộc các phường Tích Sơn, Đống Đa và xã Định Trung - thành phố Vĩnh Yên) đều có đình, đền, miếu thờ Lỗ Đinh sơn thất vị Đại vương (7 anh em họ Lỗ).

22/04/2016
311 lượt xem

Đền Bà

Đền Bà hay còn gọi là đền Vị Thanh được xây dựng trên một khu đất cao, rộng và  thoáng đãng ven đầm Vạc, nay thuộc thôn Vị Thanh, xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên. Trước đền là mặt đầm rộng mênh mông, những tán cây rợp bóng trên mặt nước, những góc đao cong và mái ngói phủ đầy rêu phong ẩn hiện khiến ta dễ liên tưởng đến hình ảnh một bến nước, sân dình quen thuộc của làng Việt. Giữa bình yên của ruộng đồng và làng xóm, ngôi đền hiện lên thâm nghiêm, cổ kính. 

20/04/2016
305 lượt xem

Đình Hội Thịnh

Hiện nay ở nước ta mà chủ yếu là ở miền Bắc vẫn còn lưu giữ nhiều ngôi đình cổ có giá trị. Trong đó có đình Hội Thịnh tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là công trình có giá trị về nghệ thuật và lịch sử. Tháng 02/2011 đình Hội Thịnh được UBND tỉnh Vĩnh Phúc công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Tên đình được gọi theo tên làng Hội Thịnh xưa - một làng lớn của tổng Hội Hạ, tiền thân của xã Hợp Thịnh ngày nay. Từ trung tâm thành phố Vĩnh Yên (tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Phúc) theo Quốc lộ 2A (Hà Nội - Hà Giang) hướng lên Việt Trì, đi khoảng 7 km, đến điểm ngã tư Hợp Thịnh, rẽ phải đi thêm khoảng 1km là tới đình Hội Thịnh - đình nằm phía trước bên phải trụ sở Uỷ ban nhân dân xã Hợp Thịnh. 

18/04/2016
254 lượt xem
Trang 79 trong 81Đầu tiên   Trước   72  73  74  75  76  77  78  [79]  80  81  Tiếp   Cuối