Đền Đuông xã Bồ Sao - một kiến trúc cổ kính và lễ hội độc đáo

Đền Đuông xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được xếp hạng năm 1993. Đền thờ Đông Hải Long Vương, con thứ 25 trong số 100 người con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Vì kiêng huý chữ “Đông” nên dân gian mới gọi tên đền là Đuông. Truyền thuyết kể lại rằng: Đông Hải Long Vương được Hùng Vương giao cho cai quản cả vùng Bồ Sao, trị thuỷ sông Hồng, thu nạp dân phiêu tán vì lũ lụt về khai phá, lập ấp, giữ yên tĩnh cho các làng chạ suốt vùng châu thổ, từ ngã ba Hạc ra tới cửa biển. Các triều đại phong kiến sau này đều sắc phong cho ngài là “Đông Hải Long Vương tế thế chi thần”.

20/06/2016
892 lượt xem

Nét đẹp xưa trở lại

Nói đến các thú chơi tao nhã ngày xưa, các cụ ta đã đúc kết “nhất chữ, nhị tranh, tam sành, tứ kiểng”. Chơi chữ được các cụ đặt lên hàng đầu. Bên cạnh các chữ “Phúc”, “Tâm”, “Nhẫn”, “Đức”,…được ưa dùng, các cụ còn có một thú vui khác song hành, đó là sáng tác câu đối vào dịp tết. Ngày nay, việc xin chữ và cho chữ đầu năm có phần mai một nên đã để lại những nuối tiếc, hoài niệm, trăn trở về cái đẹp xưa.

20/06/2016
255 lượt xem

Làng nghề truyền thống ở Vĩnh Tường

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng của tỉnh Vĩnh Phúc - miền quê giàu truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống, trong đó nổi tiếng khắp gần xa là nghề mộc ở An Tường, nghề rèn ở Lý Nhân và nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn.

18/06/2016
1062 lượt xem

Đời sống cư dân Việt cổ ở Vĩnh Tường qua cái nhìn khảo cổ học

Tính đến nay, trên địa bàn huyện Vĩnh Tường đã tìm thấy các địa điểm khảo cổ: Lũng Hòa, Gò Mát (xã Lũng Hòa), Nghĩa Lập (xã Nghĩa Hưng), Ma Cả, Đồng Hương (thị trấn Thổ Tang); trong đó, di tích Nghĩa Lập và di tích Lũng Hòa là di tích cư trú - mộ táng, các di tích còn lại thuộc loại hình di tích cư trú thuần túy. Từ kết quả của các cuộc khai quật và thám sát các di tích này, các nhà khoa học bước đầu khẳng định, những lớp người cổ xưa xuất hiện trên đất Vĩnh Tường ít nhất cũng cách ngày nay khoảng 3.500 - 4000 năm.

18/06/2016
758 lượt xem

Di sản văn hóa xã Thượng Trưng

Xã Thượng Trưng nằm ở phía Bắc của huyện Vĩnh Tường, được hình thành trên cơ sở của 5 làng cổ trước đây là: Thượng Trưng, Thọ Trưng, Phú Trưng, Phú Thứ và Phú Hạnh thuộc tổng Thượng Trưng, phủ Vĩnh Tường. Phần lớn diện tích đất của xã Thượng Trưng thời thượng cổ vẫn nằm trong dòng chảy của sông Hồng, chính dải vòng cung thượng - hạ Hạnh, đầm Thượng, đầm Hạnh, đầm Minh bây giờ là luồng lạch của sông Hồng. Thôn Phú Hạnh ở vị trí giữa xã bây giờ vẫn còn lưu truyền cái tên làng chài Vạn Hạnh. Về sau dòng chảy này bị chia cắt, bồi đắp lên một vùng đất màu mỡ để rồi cùng với quá trình lao động liên tục, những khối óc đầy thông minh sáng tạo của con người nơi đây đã khai phá, cải tạo, đắp đê ngăn lũ, chống lụt mà hình thành nên một cộng đồng cư dân sinh sống tập trung thật đông đúc, trù phú như ngày nay.

17/06/2016
236 lượt xem

Di tích kiến trúc nghệ thuật ở Thổ Tang

Thị trấn Thổ Tang ngày nay vốn được hình thành từ vùng đất cổ xưa của vùng Châu thổ sông Hồng, có lịch sử lâu đời trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Những hiện vật tìm thấy trong quá trình khai quật khảo cổ học ở di chỉ Đồng Đậu, Thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, (cách Thổ Tang 8 km), di chỉ Lũng Hòa, xã Lũng Hòa (cách 2 km), đặc biệt là di chỉ Ma Cả thuộc địa bàn Thổ Tang đã khẳng định Thổ Tang cũng là một trong những điểm cư trú của các cư dân Việt cổ, cách chúng ta ngày nay trên dưới 3.500 năm.

17/06/2016
313 lượt xem

Tân Cương triển khai nhiều giải pháp bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Năm 2012, 03 cây cổ thụ tại xã Tân Cương được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) cấp Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam là: Cây Trôi, cây Đa lông, cây Bồ đề. Đây là những cây đầu tiên ở huyện Vĩnh Tường được công nhận là cây Di sản Việt Nam.

17/06/2016
422 lượt xem

Làng Mộc Bích Chu, Thủ Độ

Là hai thôn nằm ở ven sông Hồng thuộc xã An Tường. Làng Bích Chu có 780 hộ, 3.300 khẩu, (trong đó có 600 hộ làm nghề mộc); Làng Thủ Độ có hơn 200 hộ, 1.300 khẩu, (trong đó có 70% hộ làm nghề mộc). Người dân chủ yếu sản xuất đồ gỗ gia dụng và xuất khẩu. Bích Chu, Thủ Độ tự hào là một vùng quê có nghề Mộc truyền thống từ rất lâu đời. Từ rất lâu đời người dân Bích Chu, Thủ Độ đã từng vác cưa, đục đi hành nghề khắp nơi, tay nghề của họ có thể sánh với thợ của Sơn Tây, Nam Định, Bắc Ninh…những địa phương xếp hàng trứ danh về nghề mộc. Có câu ca rằng: “Ngồi ghế Bích Chu chưa ru đã ngủ”.

16/06/2016
1030 lượt xem

Tìm hiểu nghệ thuật hát Cửa đình qua văn bia đình Khách Nhi

Nằm bên tả ngạn sông Nhĩ Hà (sông Hồng) thiêng liêng, huyền thoại, thuộc địa phận xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường có một ngôi đình gắn với địa danh làng cổ - làng Khách Nhi, xã Tang Giá, huyện Tiên Phong, phủ Tam Đới, chấn Sơn Tây khi xưa.

16/06/2016
312 lượt xem

Điện Mẫu làng Gốm, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch

Làng Gốm, gồm có làng Trong (Quan Tử) và làng Ngoài (Phú Thị), trước năm 1945 đều có đền thờ Mẫu khá nguy nga, mỗi làng một đền. Song do tiêu thổ kháng chiến, nên đến nay không còn.

15/06/2016
518 lượt xem
Trang 79 trong 83Đầu tiên   Trước   74  75  76  77  78  [79]  80  81  82  83  Tiếp   Cuối