Bên cạnh phở, bánh mì hay bún chả là những món ăn khá quen thuộc với thực khách nước ngoài, tờ SCMP của Hong Kong (Trung Quốc) đã gợi ý nên thử thêm bún cá Hà Nội, cao lầu Hội An và bún quậy Phú Quốc.
Sau khi chuyển tới Việt Nam sinh sống, chàng trai người Canada đã có những chuyến trải nghiệm ở nhiều vùng miền trên dải đất hình chữ S, thưởng thức đủ loại đặc sản.
Chế biến từ những nguyên liệu dân giã với sự hòa quyện của các gia vị được tẩm ướp theo bí quyết gia truyền, trải qua quá trình lên men, một đặc sản của núi rừng - thịt chua - đã được tạo nên bởi chính đôi bàn tay khéo léo của người nông dân huyện Thanh Sơn (Phú Thọ).
Nhiều khách hàng lâu năm thường xuyên đến quán ăn vì "mê" từng miếng thịt gà ta thơm ngon, đượm mùi lá ngải, thuốc bắc thơm phức trong bát nước sóng sánh, bốc khói nghi ngút, kích thích vị giác.
Thịt cá gỏi tươi trong, ngọt giòn được người dân Hòn Sơn chế biến thành món gỏi cá gỏi “độc đáo” ăn kèm với rau sống, bánh tráng, bún, dừa nạo… khiến cho nhiều du khách phải gật gù khen ngon.
Được làm từ những nguyên liệu dân dã nhưng món đặc sản này đòi hỏi sự tỉ mỉ từ bước chuẩn bị đến khâu chế biến, tạo nên hương vị đặc trưng, hấp dẫn du khách dù phải chờ 2-3 ngày mới được thưởng thức.
Không chỉ được bày biện đẹp mắt với gần chục nguyên liệu khác nhau, món lẩu trứ danh của Phan Thiết còn mang ý nghĩa đặc biệt, bắt nguồn từ triết lý ngũ hành âm dương.
Từ những loại côn trùng trong tự nhiên 'khiến nhiều người khiếp vía' như bò cạp, dế, ve sầu..., qua bàn tay chế biến khéo léo của người Nghệ An đã cho ra những món đặc sản nức thơm ngon khó cưỡng.
Nếu măng cụt chín là loại trái cây mùa hè được yêu thích thì măng cụt xanh lại trở thành nguyên liệu lạ miệng làm nên món gỏi đặc sản thơm ngon ở Bình Dương, lúc cao điểm có giá tới 500.000 đồng/kg.
Mực ống sau khi sơ chế được phơi nắng ở nền nhiệt từ 32-36 độ C, liên tục trong 10 tiếng đồng hồ, nên gọi là mực một nắng. Mực một nắng là đặc sản làm "xiêu lòng" du khách mỗi khi về Hà Tĩnh.