''Na dai Bồ Lý'' loài quả thơm ngon đặc biệt của núi rừng.

Cây Na dai được trồng quanh chân núi Tam Đảo, đây là cây ăn quả đặc trưng của huyện. Các xã trên địa bàn huyện đều trồng na dai. Tuy nhiên, không phải xã nào cũng trồng được cây Na dai mà có nhiều ưu điểm như ở xã Bồ Lý. Đặc điểm na dai Bồ Lý là quả to, cây dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian cho quả nhanh và rất phù hợp với đất của Bồ Lý.

06/05/2016
324 lượt xem

Su su - Đặc sản ẩm thực thương hiệu Tam Đảo

Su su là loài cây họ bầu, bí; lá to bằng hai bàn tay người lớn ghép lại, trông gần giống lá mướp nhưng mầu xanh nhạt hơn; dây có tua cuốn bám chặt vào giàn; hoa nhỏ đơn tính màu vàng kem; mỗi cuống lá có vài chùm hoa đực và một hoa cái hình quả chùy nhỏ; quả lớn bằng nắm tay hình trái lê, da sần sùi có gai mềm, chứa một hạt lớn bọc trong vỏ mỏng. Quả và ngọn dùng làm thức ăn.

04/05/2016
188 lượt xem

Bánh gio làng Tây Đình - Tam Hợp - Bình Xuyên

Bánh gio Tây Đình còn gọi là bánh nắng. Cách làm món bánh như sau: Vo gạo nếp đã sang sảy thậy kỹ đến khi nước trong, để ráo rồi đem ngâm vào nước vôi trong khoảng 2 tiếng. Vớt nếp ra, để ráo nước mới đem ngâm vào nước nắng (gio than của ba loại cây: tầm gửi cây dọc, thân lá cây vừng khô và thân cây sương song) qua một đêm, vớt ra để ráo nước.

02/05/2016
665 lượt xem

Dứa Tam Dương

Tam Dương là huyện trồng nhiều dứa nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Các loại dứa ở đây đều có đặc trưng riêng như dứa mật nhiều nước và rất ngọt. Dứa mỡ gà ruột màu vàng nhạt, vị chua. Dứa Hướng Đạo quả nhỏ, ruột dòn, vị ngọt mà hơi chua, ăn ngon nhất.

02/05/2016
205 lượt xem

Bánh ngõa Lũng Ngoại vừa lạ vừa ngon

Làng Lũng Ngoại (còn gọi là Lũng Khê), xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là ngôi làng có truyền thống lâu đời làm bánh ngõa. Món bánh này có thể xa lạ đối với nhiều người, do đó càng trở thành món đặc sản nhất định phải thử khi đến đây.

29/04/2016
1099 lượt xem

Rượu dừa tiên tửu Ngọc Hoa

Một chủ cơ sở chế biến nông sản đã nghiên cứu sản xuất thành công sản phẩm rượu dừa Tiên tửu Ngọc Hoa độc đáo và có chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng.

27/04/2016
217 lượt xem

Gạo Long Trì

Long Trì trước đây thuộc xã Đạo Tú, nay thuộc thị trấn Hợp Hòa - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc. Long là rồng, Trì là ao, Long Trì có nghĩa là Ao Rồng. Từ xa xưa đã lưu truyền một câu chuyện mà ngày nay người dân vẫn hay kể lại rằng: Dãy núi dài hơn 3km của thôn Long Trì chính là hóa thân của một con rồng mà phần đuôi hiện thuộc địa phận thôn Long Sơn - xã Đạo Tú, còn phần đầu chính là thôn Long Trì. Rồng uốn mình hướng về phía người dân sinh sống, mang đến mưa thuận gió hòa và điều kiện đất đai, thổ nhưỡng bán sơn địa riêng biệt tạo ra môi trường lý tưởng để canh tác cây lúa nước. Thiên nhiên đã ưu đãi con người và con người rất biết nương tựa vào thiên nhiên. Sự kết hợp hài hòa đó đã tạo nên một thương hiệu gạo nức danh, thể hiện qua câu nói: “Dứa Hướng Đạo, gạo Long Trì”. Dứa Hướng Đạo nổi tiếng thơm ngon, gạo Long Trì nức danh nhiều chốn đến mức vua Bảo Đại còn cho người về tận nơi để mua.

25/04/2016
190 lượt xem

Những món ăn đặc sản của người Sán Dìu ở xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên

Ở xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, người Sán Dìu có khoảng 975 hộ với 4981 nhân khẩu, chiếm gần 50% dân số trong xã. (Theo số liệu năm 2007) Diện tích đất canh tác chỉ có 500 ha, còn lại chủ yếu là đất đồi, núi và rừng thưa.

22/04/2016
635 lượt xem

Bánh trùng mật mía Vĩnh Tường

Nếu một ngày ghé qua huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, sau khi thăm những bãi cát vàng chạy dài tới cuối chân trời, tắm hồ Vực xanh mênh mang, thả hồn theo những bãi cỏ lau trắng muốt, bạn đừng quên nếm thử món bánh trùng mật mía đặc sản nơi này.

20/04/2016
206 lượt xem

Bún tháp miếu

Làng Tháp Miếu (thị xã Phúc Yên) có nghề làm bún từ xa xưa, không ai còn nhớ từ đời nào. Theo sổ sách ghi chép lại, thì bắt đầu từ năm 1938, làng Tháp Miếu được nhiều người biết tới và bao đời nay, người ta gọi làng với cái tên bún Tháp Miếu.

18/04/2016
258 lượt xem
Trang 84 trong 86Đầu tiên   Trước   77  78  79  80  81  82  83  [84]  85  86  Tiếp   Cuối