"Thịt tái bò kiến đốt". Cái tên mới nghe đã thấy lạ tai, ăn càng lạ miệng và cách chế biến thì lại càng độc đáo.
Dạo chơi một vòng khu chợ trong thị trấn, bạn sẽ phải dừng chân vì mùi thơm của chim cút nướng lan tỏa khắp không gian. Chim cút được chế thành nhiều món: quay, rán, nướng, xào ăn cùng xôi… Nhưng thú vị nhất phải kể đến món chim cút nướng nóng hổi, thổi ăn liền tay mà chủ quán vừa mới nướng xong, đang còn xèo xèo mỡ.
Thị trấn Tam Đảo (H.Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển. Phố núi có mây mù phủ quanh năm này nổi tiếng cả nước, thu hút nhiều du khách đến tham quan không chỉ vì cảnh đẹp thiên nhiên, kiến trúc hiện đại, khí hậu mát lành mà còn có nhiều món ăn ngon, trong đó món bánh quấn là một đặc sản ở đây.
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ cuối đông đầu xuân là mẹ lại lui cui lau rửa mấy cái thẩu thủy tinh. Mấy chị em tôi thấy vậy thì mừng, hiểu rằng mẹ chuẩn bị làm món thịt heo ngâm nước mắm đấy.
Giò Ốc cuộn thịt lươn - Món ăn độc đáo với hương vị hấp dẫn được chế biến công phu bởi người dân Vĩnh Phúc.
Bánh gai dùng trong lễ tết, cưới hỏi, khao thọ, quà biếu, làm thức ăn đi đường xa… bánh gai dùng làm món ăn khai vị, tráng miệng hoặc ăn lấy no, lấy chán hay nhâm nhi với chén trà, ly rượu cũng đều hợp khẩu vị.
Món ăn đặc sản chỉ có ở vùng núi Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
Cây Na dai được trồng quanh chân núi Tam Đảo, đây là cây ăn quả đặc trưng của huyện. Các xã trên địa bàn huyện đều trồng na dai. Tuy nhiên, không phải xã nào cũng trồng được cây Na dai mà có nhiều ưu điểm như ở xã Bồ Lý. Đặc điểm na dai Bồ Lý là quả to, cây dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian cho quả nhanh và rất phù hợp với đất của Bồ Lý.
Su su là loài cây họ bầu, bí; lá to bằng hai bàn tay người lớn ghép lại, trông gần giống lá mướp nhưng mầu xanh nhạt hơn; dây có tua cuốn bám chặt vào giàn; hoa nhỏ đơn tính màu vàng kem; mỗi cuống lá có vài chùm hoa đực và một hoa cái hình quả chùy nhỏ; quả lớn bằng nắm tay hình trái lê, da sần sùi có gai mềm, chứa một hạt lớn bọc trong vỏ mỏng. Quả và ngọn dùng làm thức ăn.
Bánh gio Tây Đình còn gọi là bánh nắng. Cách làm món bánh như sau: Vo gạo nếp đã sang sảy thậy kỹ đến khi nước trong, để ráo rồi đem ngâm vào nước vôi trong khoảng 2 tiếng. Vớt nếp ra, để ráo nước mới đem ngâm vào nước nắng (gio than của ba loại cây: tầm gửi cây dọc, thân lá cây vừng khô và thân cây sương song) qua một đêm, vớt ra để ráo nước.