Cá bống suối

Tam Đảo phát triển cá bống suối tự nhiên bằng cách đắp đập chăn nuôi. Cá bống rửa sạch, chế biến đơn giản bằng cách chiên giòn chấm với nước mắm tỏi ớt thì không gì bằng. Cắn một miếng cá giòn rụm vẫn cảm nhận được vị đậm đà, thơm ngon từ thịt cá. Một món ăn không kém phần hấp dẫn khác là cá bống kho tương. Món kho đậm đà ăn kèm cơm trắng rất ngon miệng trong tiết trời mát mẻ vùng Tam Đảo.

10/06/2016
443 lượt xem

Rượu sâu chít

   

09/06/2016
403 lượt xem

Lợn mán Tam Đảo

   Đến Tam Đảo mà không thử ăn lợn mán thì quả là điều đáng tiếc. 

08/06/2016
743 lượt xem

Những đặc sản không thể bỏ qua khi đến Đại Lải

Đại Lải không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên, khí hậu mát mẻ, mà còn lôi cuốn du khách bởi những món ăn dân dã với hương vị đặc biệt. 

07/06/2016
274 lượt xem

Ngon mê ly gà chọi 7 món ở Vĩnh Phúc

Về Vĩnh Phúc, biết tôi hay thích tìm những món ngon vật lạ, đặc trưng ở các vùng miền, chị bạn người bản địa giới thiệu ngay đặc sản gà chọi 7 món.

06/06/2016
674 lượt xem

Cá bò - cá nheo - cá chép (Đặc sản từ dòng sông Cánh)

Dòng sông Phan như dải lụa đào nằm vắt qua huyện Bình Xuyên. Đoạn chảy qua địa phương Hương Canh gọi là sông Cánh. Mỗi khúc sông Cánh lại có tên riêng như sông Cọn, sông Cầu Treo, sông Cầu Sổ… Tuy tổng chiều dài chỉ chừng 6km nhưng sông Cánh xưa có nguồn thuỷ sản phong phú, từ con lớn nhất như cá măng đến con bé nhất như cá lành canh, lại còn có cả nghêu, trai, ốc, hến, ba ba và cá đuối nước ngọt nữa.

04/06/2016
626 lượt xem

Món măng núi

Các cây tre như mai, vầu, bương, trúc, sặt, nứa, hóp, dang trời có mưa nguồn là đua nhau tòi măng lên mặt đất. Măng Tam Đảo chủ yếu là măng sặt và măng nứa. 

03/06/2016
272 lượt xem

Món nấm hương

Nấm hương mọc trên những thân cây gỗ xốp, nhiều nhựa như sung, mít, ngái, vả đã sắp mục. Trước kia, người Tam Đảo chuyên lấy nấm hương mọc tự nhiên. Ngày nay, một số người đã biết trồng. Người ta ngả những loại cây gỗ xốp, dùng loại búa chuyên dùng, lớn hơn búa đanh một chút, có mỏ vằm nện vào thân gỗ, khoét thành các hố to bằng miệng chén uống nước. Khi gỗ khô, ráo rựa, mới cấy bào tử nấm vào các hố ấy, phủ mỏng một lớp mùn, rồi tưới nhẹ giữ độ ẩm.

01/06/2016
268 lượt xem

Bánh khoai sọ Đồng Mẫu

Bánh khoai sọ thôn Đông Mẫu, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc là một loại bánh truyền thống có từ lâu đời nhưng ngày nay đã mai một dần. Do thời gian sinh trưởng của cây khoai sọ gần 1 năm, năng suất không cao nên ngày nay ít trồng. Khoai sọ khi thu hoạch, rũ sạch đất để nguyên cả khóm (vầng) khi sử dụng mới bẻ riêng từng củ. Trong 1 khóm khoai (vầng khoai) người ta chia làm 3 loại: củ cái là củ từ khi trồng nó lớn lên, củ nàng ả là củ được sinh ra từ củ cái, củ con là củ được sinh ra từ củ nàng ả. Chỉ có củ cái được chọn làm bánh còn củ nàng ả, củ con làm bánh thì bị nhão ăn không ngon.

30/05/2016
1197 lượt xem

Bánh hành kẻ Mỏ

Kẻ Mỏ là tên nôm của xã Minh Tân nay là thị trấn Yên Lạc, có bánh tai mèo làm cầu kỳ nhưng ăn rất ngon. Nhiều nhà biết làm, cách làm như sau: Xưa thường chọn gạo tám, ngày nay chọn các loại gạo chất lượng cao, thơm và dẻo như Hương thơm số 1, bánh làm ra trắng, trong và dẻo. Gạo phải ngâm từ 10-12 giờ, có thể lâu hơn đến 24 giờ sau đó vớt ra vo sạch, để ráo nước đem giã thành bột khô hoặc xay thành bột nước. Ngày nay do có điều kiện thuận lợi hơn nên hầu hết làm bằng bột nước, vừa rút ngắn được thời gian vừa làm dễ hơn.

30/05/2016
347 lượt xem
Trang 85 trong 90Đầu tiên   Trước   80  81  82  83  84  [85]  86  87  88  89  Tiếp   Cuối