Chè kho Tứ Yên

Làng Tứ Yên, huyện Sông Lô có đầm Miêng được sử sách ghi là hồ Điển Triệt, nơi mà thế kỷ thứ VI  Lý Bí đắp thành chống giặc nhà Lương. Nhân dân thường tiếp tế lương khô, trong đó có món chè kho cho quân lính của Lý Nam Đế. Sau này nhân dân dựng miếu để thờ Lý Nam Đế và hằng năm mở tiệc vào ngày 24, 27 tháng 5 (âm lịch), cỗ cũng phải có món chè kho để tưởng niệm sự kiện lịch sử trên.

11/04/2016
271 lượt xem

Rượu Chít Tam Đảo

Vườn Quốc gia Tam Đảo chập trùng núi cao với trăm suối ngàn khe cùng  bát ngát những cánh rừng hỗn giao xen kẽ các vạt rừng nguyên chủng. Rừng chít cũng là đặc điểm rất riêng của vùng núi đồi Tam Đảo

06/04/2016
276 lượt xem

Xôi đen - Vị thuốc bổ của miền núi

Người Sán Dìu ở Trung Mỹ - xã miền núi của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có rất nhiều món ăn độc đáo. Chỉ riêng xôi nếp cũng đã có rất nhiều loại, từ xôi vàng với quả dành dành, xôi xanh với nhiều loại lá rừng đặc sản, xôi tím với quả khoé, xôi đỏ với quả gấc, xôi hồng với quả rôm,... Đặc biệt xôi đen với lá cây xau xau là quý nhất, vừa là món ăn ngon dễ bảo quản được lâu vừa là vị thuốc quý chữa bệnh.

06/04/2016
264 lượt xem

Bánh nẳng, bánh gạo rang

Vùng Lập Thạch có câu: "Bánh Nẳng chợ Tràng, bánh gạo rang Tiên Lữ". Vùng chợ Tràng (Đạo Nội, Đôn Nhân, Đôn Mục) xưa có bánh Nẳng ngon có tiếng.

05/04/2016
269 lượt xem

Cháo se, bánh hòn Hương Canh

Từ nhiều đời nay, ở Ba làng Cánh (nay là thị trấn Hương Canh) đã lưu truyền hai món ăn dân dã nhưng rất nổi tiếng, đó là cháo se, bánh hòn. Cái tên nghe mộc mạc nhưng luôn để lại ấn tượng khó quên cho những người đã từng thưởng thức.

05/04/2016
284 lượt xem

Bánh hòn Hội Hợp

Ngày trước, trong tiệc Giao điệt (gọi nôm na là Tiệc vật) ở hội làng Hội Hợp (xã Hợp Thịnh) mở từ ngày 10-15 Âm lịch hàng năm, có lệ các giáp thi làm cỗ chung đình. Trong mâm cỗ thi, ngoài giò, nem, ninh, mọc, bắt buộc phải có món Bánh hòn. Bánh hòn trở thành món ăn truyền thống của cả làng, gia đình nào cũng biết làm và làm rất khéo, từ đời ông đời cha, đời cụ đời kỵ truyền cho con cho cháu làm đến ngày nay vẫn nổi tiếng cả một vùng nam Tam Dương - bắc Yên Lạc.  

03/04/2016
287 lượt xem

Thịt chó Ngũ Kiên

Thịt chó là món ăn khoái khẩu của dân ta. Cách thức chế biến thịt chó của các nơi thường giống nhau; nhưng cũng có nơi gia giảm đôi chút và nơi nào cũng cho rằng thịt chó quê mình "ngon nhất đời?. Khách về thăm Vĩnh Tường hay được mời đi thưởng thức thịt chó ở xã Ngũ Kiên với lời giới thiệu khiêm tốn là "cách làm đơn giản thôi nhưng ngon nhất huyện đấy!".

03/04/2016
502 lượt xem

Tép Dầu Đầm Vạc

Đầm Vạc nằm trong hệ thống sông Hồng, nước hồ được lưu thông bởi hệ thống sông ngòi của Vĩnh Phúc. 

30/03/2016
512 lượt xem

Rắn Vĩnh Sơn

Làng Vĩnh Sơn có nghề nuôi rắn gia truyền có từ bao giờ không hay, chỉ biết các cụ từ 80 - 90 trở lên cũng đã thấy có rồi. Các cụ kể: thoạt đầu các vị tiền bối bắt rắn về để bán cho người ngâm rượu; bắt về thì nhất vào các bể, sống đấy, chờ bán đi các nơi; sau thấy rắn cái cũng đẻ trứng, trong cũng nở rắn con nên cứ thế nuôi tiếp; nuôi lâu thì thành nghề cha truyền con nối. Rồi cả làng bắt chước lẫn nhau thành làng nghề.

30/03/2016
291 lượt xem

Cá Thính

Làng Văn Quán huyện Lập Thạch cách sông Lô không xa. Xa xưa không có đê điều như bây giờ nên cứ đến mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 ta, nước lũ tràn về ngập đầy đồng, cá theo nước vào, mọi người bắt được rất nhiều, ăn không hết, đem bán thì chợ xa và thiếu thuyền bè, phơi khô bảo quản cũng khó nên dân Văn Quán đã nghĩ ra cách làm cá thính. Mọi người ăn thấy ngon, học hỏi lẫn nhau, rồi ai cũng biết làm. Nhưng các cụ cao niên cũng chẳng biết ai là người đầu tiên đã nghĩ ra nữa.

30/03/2016
279 lượt xem
Trang 90 trong 91Đầu tiên   Trước   82  83  84  85  86  87  88  89  [90]  91  Tiếp   Cuối