Cập nhật: 19/03/2019 08:59:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có những địa phương tiếp giáp với Vĩnh Phúc. Vì vậy chủ động phòng dịch ta lợn châu Phi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển chăn nuôi bền vững.

Những ngày này do dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát tại một số địa phương trong đó có những địa phương lân cận với Vĩnh Phúc nên những người chăn nuôi lợn như ông Tạ Văn Lộc xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc đều lo lắng và chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của cán bộ thú y cơ sở và chính quyền địa phương. Hiện nay, gia đình ông Tạ Văn Lộc đang nuôi gần một chục lợn nái và trên 100 đầu lợn thịt thương phẩm. Tài sản và nguồn thu nhập chính của gia đình ông đều ở tất chuồng trại và đàn lợn vì thế việc chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn khỏe mạnh, mau lớn được đặt lên hàng đầu. Với các biện pháp như vệ sinh chuồng trại thường xuyên bằng vội bột, phun hóa chất khử trùng tiêu độc và cung cấp thức ăn đủ các vi chất dinh dưỡng để đàn lợn có đủ sức đề kháng phòng chống các dịch bệnh, đến nay đàn lợn của gia đình ông Lộc vẫn phát triển bình thường. Theo ông Lộc việc phòng dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững trước các loại dịch bệnh trong đó có dịch tả lợn Châu Phi.

Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, tỷ lệ chết lên đến 100% và chưa có vắc xin phòng bệnh. Hiện ở Việt Nam đã xuất hiện Dịch tả lợn Châu Phi tại nhiều địa phương như Hưng Yên, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Thái Bình.

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo cá đơn vị, sở ngành chức năng, các địa phương tăng cường, chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và ngăn chăn nguy cơ xâm nhiễm bệnh. Để chủ động ngăn chặn, phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi bảo vệ sản xuất chăn nuôi lợn Sở NN &PTNT đề nghị UBND huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi lợn thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp, quy trình kỹ thuật về chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, tin tưởng rằng Vĩnh Phúc sẽ chủ động ngăn chặn, giám sát, phát hiện sớm, sẵn sàng ững phó kịp thời và hiệu quả với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh.

Một số biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, bác sỹ thú y Bùi Thị Vần Thơ - Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc hướng dẫn các biện pháp phòng dịch như sau:

- Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc:

+ Cổng ra vào trại chăn nuôi, lối đi vào khu chuồng, cửa chuồng phải rắc vôi bột hoặc sát trùng hàng ngày

+ Người khi vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi, chuồng nuôi lợn bắt buộc phải thay quần áo, ủng bảo hộ và phải được KTTĐ, đi qua hố, vị trí sát trùng, hạn chế tối đa người vào chuồng nuôi

+ Mọi phương tiện, dụng cụ chăn nuôi khi đưa vào khu chuồng nuôi lợn phải được vệ sinh sạch từ bên ngoài và KTTĐ trước 1 giờ...

- Chăm sóc nuôi dưỡng:

+ Thường xuyên cho ăn đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là các vi chất điện giải để đàn lợn có sức đề khàng với bệnh tậ trong đó có bện dịch tả lợn Châu Phi.

+ Một là hạn chế khách tham quan, hạn chế cho thương lái vào khu vực chăn nuôi. Trong trường hợp phải đi vào chuồng nuôi cần phải thay trang phục và mang ủng hoặc giày dép của trại, đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng cho người, dụng cụ và phương tiện.

- Hai là, cần tăng cường chăm sóc, cung cấp thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn gia súc. Thực hiện vệ sinh và tiêu độc khử trùng chuồng trại ít nhất 1 lần trong một tuần.

- Ba là, khi nhập gia súc về nuôi và khi xuất bán gia súc phải khai báo kiểm dịch với Trạm Thú y địa phương.

Trong khi tình hình dịch bệnh chưa ổn định thì hạn chế nhập mới gia súc về nuôi nhất là từ khu vực các tỉnh có nguy cơ cao. Trong trường hợp cần thiết thì chỉ nên nhập gia súc từ các trại chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch và có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của cơ quan thú y.

- Bốn là, nên sử dụng các sản phẩm thịt gia súc đã được cơ quan thú y kiểm dịch. Không mua và sử dụng các sản phẩm thịt gia súc không rõ nguồn gốc và không chế biến gần khu vực chăn nuôi.

- Năm là, khi phát hiện đàn gia súc có những biểu hiện của bệnh truyền nhiễm như sốt cao, bỏ ăn hàng loạt,... hoặc gia súc có các triệu chứng điển hình của bệnh Dịch tả heo châu Phi như đã nêu ở trên thì phải nhanh chóng báo cho chính quyền hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y địa phương để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Số điện thoại đường dây nóng: (028) 38 536 132. 

Đức Thiện 

Tệp đính kèm