Cập nhật: 08/08/2019 13:58:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Theo thông báo về tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng của Chi cục Trồng trọt & BVTV, hiện nay Sâu đục thân 2 chấm đã xuất hiện chủ yếu ở các lứa tuổi  2, 3, 4, 5, và gây hại rải rác, tỷ lệ dảnh hại phổ biến 0,1 - 0,3%, cao 3 - 4%, cục bộ 10% ở các xã Xuân Lôi, Đồng Ích, Văn Quán, Liên Hòa (Lập Thạch).

Để phát hiện và phòng chống kịp thời sâu đục thân lúa trên đồng ruộng, kỹ sư Nguyễn Thị Thu Chà đến từ Chi cục Trồng trọt & BVTV sẽ hướng dẫn cho bà con cách nhận biết trên đồng ruộng sâu đục thân phá hại và biện pháp phòng trừ từ nay đến cuối vụ như sau:

Kỹ sư: Thưa bà con, để nhận biết trên đồng ruộng xuất hiện sâu đục thân phá hoại thì bà con cần lưu ý:

- Thứ nhất bà con có thểnhận biết về triệu chứng gây hại: ở triệu chứng này bà con có thể để ý trên đồng ruộng thấy xuất hiện những dảnh héo (giai đoạn đẻ nhánh) và bông bạc (giai đoạn trỗ chín). Nếu như, bà con quan sát thấy tỷ lệ dảnh héo hay bông bạc càng cao chứng tỏ sâu hại càng nặng và mức độ làm giảm năng suất lúa càng lớn.

- Ngoài ra thì bà con có thể nhận biết về hình dạng, như: Trứng hình cầu được đẻ thành từng ổ trên lá lúa. Trên mặt ổ trứng được phủ một lớp lông vàng mịn. Trứng đẻ sau 7- 9 ngày nở sâu non.

- Sâu non có 5 tuổi, màu trắng đục, khi mới nở sâu non tuổi 1 nhỏ như sợi tóc tập trung xung quanh ổ trứng vừa nở. Sau đónhả tơ nhờ gió đung đưa bám vào thân cây lúa và đục, chui vào thân cây gây hại. Từ tuổi 2 đến tuổi 5 sâu non gây hại trong thân cây lúa làm cho cây lúa có hiện tượng dảnh héo hoặc bông bạc.

- Sâu non ăn và chui dần xuống gốc cây lúa. Đến tuổi 5 sâu hóa nhộng  ở đốt cuối cùng. Trước khi hóa nhộng nó cắn một lỗ thủng chừa lại màng biểu bì của ống thân để khi hóa bướm chui ra. Thời gian sống của sâu non 25 - 30 ngày.

- Nhộng có màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng và sau 7 -  9 ngày lột xác ra bướm.

- Bướm được vũ hóa vào ban đêm và giao phối, đẻ trứng ngay trong đêm đó sau 2 - 3 ngày thì chết. Vụ mùa lứa 4 ra rộ 2 đợt: Đợt 1 vào cuối tháng 7 đến giữa tháng 8 gây dảnh héo và bông bạc cho lúa mùa trỗ sớm, đợt 2 cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 gây bông bạc cho lúa mùa trỗ cuối tháng 8 đến giữa tháng 9, tỷ lệ bông bạc cao và trên diện rộng, cần chú ý phòng chống triệt để đem lại hiệu quả cao.

Về biện pháp phòng chống từ nay đến cuối vụ

- Bà con cần phải thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ thời gian bướm ra rộ: bằng điều tra phát hiện, quan sát bướm vào đèn và bướm đậu trên lá lúa vào sáng sớm để dự báo sâu non tuổi 1 nở rộ để phòng chống (sau 7 ngày bướm rộ). Khi phát hiện với tỷ lệ thấp bà con có thể tiến hành biện pháp thủ công, như: dùng vợt bướm khi bướm rộ.Tiến hành ngắt ổ trứng trên lá lúa.

- Khi bà con quan sát trên ruộng khi thấy mật độ ổ trứng 0,2 - 0,3 ổ/m2 hoặc có 2 - 3 dảnh héo hoặc bông bạc dùng các loại thuốc đặc hiệu: Zobin 40WP, Eka 700EC, Patox 95 WP,  Finico 800 WG,Voliam Targo 63SC… để phun. Chú ý: Phun theo chỉ dẫn kỹ thuật trên nhãn thuốc. Khi lúa trỗ có thể phun 2 lần trước và sau trỗ 7 ngày.

Đức Thiện

Tệp đính kèm