Mỗi xã một nghề, một sản phẩm chủ lực

TP Hà Nội có 1.350 làng nghề, làng có nghề. Trung bình mỗi năm, các làng nghề đóng góp khoảng 15 nghìn tỷ đồng vào GDP của thành phố, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động nông thôn.

14/03/2017
200 lượt xem

Người “truyền lửa” nghề mộc Bích Chu

Lần thứ 2 tới nhà, chúng tôi mới gặp được ông - Nghệ nhân Phùng Văn Vàng, thôn Bích Chu, xã An Tường (Vĩnh Tường). Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà cấp 4, nhấp chén trà đặc, ông Vàng chậm rãi kể: Làng nghề mộc Bích Chu đã có vài trăm năm tuổi. Nghề ở đây cha truyền con nối; có lúc thăng, lúc trầm, nhưng vì đất ít, ruộng thiếu, vì miếng cơm manh áo mà người dân nơi đây không thể không gắn bó với cây, với gỗ. Cũng vì thế, ông Vàng cũng như bao người dân Bích Chu luôn trân trọng nghề, ý thức được “ngọn lửa” đam mê để ngày đêm cần mẫn phát huy nghề truyền thống mà cha ông đã gây dựng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, cũng là diện mạo, cốt cách của làng mộc quê hương.

12/03/2017
264 lượt xem

Khơi dậy tiềm năng làng nghề truyền thống ở Vĩnh Phúc

Từ xa xưa, bằng đôi tay khéo léo và giàu trí tuệ, ông cha ta đã làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Ngày nay với lòng yêu nghề của những người thợ có tài năng và tâm huyết đã tiếp tục tạo ra những sản phẩm có hồn trong làng nghề Vĩnh Phúc. Nhờ có  chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển, tổ chức tuyên truyền và xét công nhận làng nghề, vinh danh nghệ nhân, thợ giỏi đã khuyến khích, tạo động lực để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

11/03/2017
338 lượt xem

Nặng tình với nghề phụ

Nghề làm sáo trúc, chuồn chuồn tre, đàn T’rưng gắn bó với người dân xã Đại Đình, huyện Tam Đảo hàng chục năm nay và được coi là nghề phụ ở địa phương. Mặc dù hàng hóa làm ra chỉ tiêu thụ được trong mùa lễ hội, lợi nhuận thấp, song, vẫn có nhiều gia đình bám trụ và duy trì nghề với mong muốn gìn giữ, phát huy nét đẹp truyền thống gắn với văn hóa lễ hội.

10/03/2017
201 lượt xem

Nghề “tằm tang” ở Yên Lạc

Nghề nuôi tằm đã có từ rất lâu ở Yên Lạc. Đại Tự - Liên Châu - Vạn Yên - Lão Thị - Yên Lão Giáp, là những làng ven sông Hồng đều có nghề “Tằm tang” cổ truyền, vì những nơi này đều có đất bãi, vùng đất thích hợp với việc trồng dâu. Có dâu tức là sẽ có tằm.

09/03/2017
364 lượt xem

Người "truyền lửa" cho nghề mộc Thanh Lãng

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhưng nghề mộc Thanh Lãng có lịch sử phát triển hàng trăm tuổi vẫn đứng vững, với nhiều sản phẩm nổi tiếng khắp cả nước. Góp phần giữ vững nghề mộc truyền thống đó, không thể không nhắc đến công lao của những nghệ nhân, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Ngọc Quế, ở tổ dân phố Hồng Bàng, thị trấn Thanh Lãng (Bình Xuyên).

08/03/2017
206 lượt xem

Nghề dệt của dân tộc Lự ở Lai Châu

Nghề dệt thổ cẩm là một trong những nghề phát triển và đem lại lợi ích rất lớn cho đồng bào dân tộc Lự tại Bản Hon (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu). Đó cũng là lý do mà ngành du lịch tỉnh Lai Châu lựa chọn nghề dệt của dân tộc Lự để xây dựng thành sản phẩm du lịch, nhằm tăng sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cho ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay.

07/03/2017
210 lượt xem

Vĩnh Phúc: Về làng rèn Bàn Mạch xem người dân “hốt bạc"

Chúng tôi đến làng rèn Bàn Mạch, xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vào đầu tháng 9/2015, đây là thời điểm đầu mùa Thu. Dải đất nằm sát đê sông Hồng này được phù sa màu mỡ bồi đắp bao đời, hoa lá, cỏ cây quanh năm xanh mướt. Thu về mang theo nắng vàng ngập tràn trên khắp cánh đồng, các thôn xóm khiến cho cả thôn Bàn Bạch đẹp tựa như một bức tranh sống động lạ thường. Niềm vui của người dân Bàn Mạch giờ đây như được nhân đôi, nhân ba bởi không khí làm nghề rèn, nghề cơ khí ở đây đang sôi động chưa từng thấy.

06/03/2017
444 lượt xem

Về "làng thợ nề" Di Lộc

Chúng tôi lại có dịp về thăm Di Lộc (xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch), là một trong các làng văn hóa tiêu biểu cấp tỉnh giai đoạn 2000-2010. Những năm qua, Di Lộc tiếp tục phát huy những mặt mạnh, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa của xã và huyện.

06/03/2017
261 lượt xem

Nghề Chạm Khắc Đá

Từ lâu người dân miền Bắc nước ta đã rất quen dùng đồ đá nhưng ít ai biết đến nơi đã sản sinh ra chúng. Đó là vùng núi Thét thuộc xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch.

05/03/2017
545 lượt xem
Trang 56 trong 79Đầu tiên   Trước   51  52  53  54  55  [56]  57  58  59  60  Tiếp   Cuối