Cập nhật: 18/04/2023 09:37:00
Xem cỡ chữ

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chung cho người và nhiều loại động vật như chó, mèo, bệnh do vi rút có hướng thần kinh gây ra. Chó, mèo mắc bệnh Dại có thể truyền lây sang người qua vết cắn, cào và liếm qua vết thương hở. Tỷ lệ mắc và tử vong có thể lên tới 100% nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Người dân nên chủ động phòng, chống bệnh dại trên đàn chó, mèo, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn tính mạng.

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus dại gây ra chung giữa động vật và người gây nên. Đặc điểm của bệnh là virus tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não làm cho con vật trở nên hoảng loạn (điên dại) và chết. Nguồn mang bệnh dại chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và còn lại ở động vật hoang dã (5%).

Sau khi thú bị nhiễm trùng, virus bệnh dại sẽ xâm nhập và phát triển đầu tiên trong mô cơ. Ở đây chúng có thể tồn tại mà không bị phát hiện trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tháng. Trong thời gian ủ bệnh này (hoặc tiềm ẩn), con vật vẫn khỏe mạnh và không có cứ một dấu hiệu biểu hiện bệnh nào.
Tiếp đến, thường trong vòng từ 1 đến 3 tháng, virus gây bệnh dại sẽ bắt đầu xâm nhập tới các dây thần kinh trong cơ thể, tấn công tủy sống và não (các hệ thần kinh trung ương). Theo đó, phải mất từ 12-180 ngày để virus lây lan qua các dây thần kinh ngoại vi và cuối cùng là hệ thần kinh trung ương. Từ đây, bệnh bắt đầu tiến triển một cách nhanh chóng và con vật bắt đầu có những dấu hiệu rõ rệt của bệnh dại (virus này tồn tại trong nước bọt, nước mắt, sữa mẹ và cả nước tiểu của thú). Bệnh thường được biểu hiện qua 2 giai đoạn chính.

Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc loài, độc lực của virút và vị trí vết cắn. Đa số bệnh phát ra trong vòng 21 - 30 ngày sau khi con vật nhiễm vi rút. Ở chó thời gian này trung bình là 10 ngày.

Thời kỳ phát bệnh: Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt).

Nếu chó con được sinh ra từ chó mẹ đã được tiêm phòng thì tiêm cho chó con vào lúc chó được 3 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần. Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường, bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường thì nên đưa thú tới các cơ sở thú y gần nhất.
Khử trùng những khu vực xung quanh thú bị nghi/bị bệnh dại (đặc biệt là với nước bọt) pha loãng theo tỉ lệ 1:32 (150g/4 lít) dung dịch thuốc tẩy gia dụng. Chó chết do mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại phải đem chôn hoặc đốt xác./.

Đức Thiện