Dẫu không nằm trong danh sách những thành phố có nền ẩm thực đa dạng, người Hạ Long vẫn tự hào mỗi khi nhắc đến món ăn chỉ Hạ Long mới có- chả mực. Bởi không chỉ đơn giản là một món ăn, dường như trong mỗi miếng chả mực, người ta như thấy cả hồn biển khơi.
Trong các dịp lễ Tết, người Dao có một số bánh chế biến từ lương thực: bánh chưng tày còn gọi là bánh “thang lang” vì nó giống cái thang lang cày hoặc cày bằng tre. Tiếng Dao gọi loại bánh này là “rùa pêên”. Bánh chưng thường làm vào dịp tết Nguyên Đán.
Trong dịp tết Nguyên Đán một số dòng họ người Cao Lan làm bánh trưng cặp: Nguyên liệu là gạo nếp, nhân đỗ hoặc lạc cộng với thịt lợn ba chỉ, gói bằng lá giong. Cách gói như gói bánh trưng tày nhưng gấp hai đầu lá ấp hai chiếc vào nhau dùng lạt giang cuốn lại thành cặp bánh rồi cho vào nồi luộc. Người ta chọn những cặp bánh đẹp cho lên bàn thờ tổ tiên.
Được giới thiệu rất nhiều trên Foursquare hay TripAdvisor, bánh mì Phượng dường như không còn xa lạ với bất kỳ du khách nào từng đặt chân đến Hội An.
Bò tái kiến đốt là món ăn độc đáo của Tam Đảo. Từ cách chế biến, hương vị cho đến cách thưởng thức món ăn này đều mang một phong cách rất riêng, in đậm dấu ấn văn hóa ẩm thực của con người nơi đây.
Cá Anh Vũ cũng có ở Phương Khoan - Lập Thạch. Tương truyền: giống cá này đã có ở đây từ lâu đời. Xa xưa, cứ vào dịp trước Tết âm lịch hằng năm, quan quân của viên trấn thủ Sơn Tây lại về đây đốc dân bắt cá Anh Vũ để cung tiến cho vua chúa ở Thăng Long. Ai bắt được cá tuỳ con to nhỏ mà được miễn lao dịch, sưu thuế ít nhiều.
Bánh đa khoai dễ làm hơn các loại bánh nhưng ăn ngon, thơm, bán lại rẻ tiền nên rất đắt khách. Làm bánh đa khoai như sau:
Làng Yên Thư (xã Yên Phương) có giống khoai nước quý, mộc mạc bình dị mà rất nhiều công dụng, vừa là cây lương thực vừa là cây thực phẩm cho người và gia súc.
Không nổi tiếng như các địa danh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ… về trồng chè, nhưng ở nơi đây, thú thưởng thức chè (trà) lại thật đặc biệt.
Nhiều làng ở ven sông Phó Đáy biết nghề làm bánh mụn nhưng ngon và đẹp nhất là làng Đình Chu. Người ta làm bánh để ăn quanh năm, nhất là trong các dịp lễ, tết, hội làng; rộn nhất là sau vụ gặt mùa, trời se lạnh và có nếp mới.